Khi cái chết chôn vùi tất cả: Liệu thời gian có đong đếm được giá trị con người?
Khi cái chết chôn vùi tất cả: Liệu thời gian có đong đếm được giá trị con người?
Mỗi giây, trên thế giới lại có 1.8 người chết đi. Có những người trẻ, có những người già. Và có bao giờ bạn tự hỏi, cái chết nào mới là đau khổ nhất?
Không lâu trước khi ông qua đời, tôi lặng lẽ ngồi bên cạnh ông trong bệnh viện, bầu bạn và chăm sóc cho vóc dáng nhỏ bé và gầy gò ấy, giúp đỡ bác sĩ tất cả những gì có thể. Trước khi tôi rời đi, ông chỉ vào tủ quần áo, nhắc tôi mang ví của ông về nhà. Ông lo lắng, thều thào: “Nhỡ có tên nào lẻn vào đây lúc ông đang ngủ và lấy trộm mất túi tiền của ông thì sao”.

Tôi cầm túi tiền lên, và khép lại cánh cửa nơi nỗi mất mát đang chực chờ. Và sự mất mát lo lớn ấy chính thức đổ ập lên đầu tôi khi ông qua đời. Sẽ chẳng còn ai trên thế gian này có thể cùng trò chuyện với tôi hàng giờ, cũng sẽ chẳng có ai có thể chia sẻ cùng tôi những ấm ức bất công trong cuộc sống và cho tôi những lời khuyên nhẹ nhàng sâu sắc nữa. Trong thế giới của ông và tôi, mọi thứ đều vô thường, và bản thân cái chết cũng là một điều như thế. Ông không hề muốn phải ra đi, nhưng lại cứ luôn bảo với tôi rằng “Ông muốn sống lâu hơn một chút nữa”, như thể ông bản thân ông đã chấp nhận cái chết rồi, chỉ muốn sống thêm một chút nữa thôi.

Cái chết luôn song hành cùng những câm lặng, bởi cuộc sống này ngập tràn những ngôn từ riêng nhất chỉ hai người mới hiểu được nhau. Khi một người chết đi rồi, sợi dây liên hệ giữa họ dường như cũng biến mất, và những câu chuyện, những niềm tin , những san sẻ cũng theo đó mà tan biến. Nhưng còn có nhiều hơn những mất mát và tổn thương hơn trong cái chết của những người lớn tuổi. Một tiếng nói đưa ta đến với thế giới này giờ đã hoàn toàn câm lặng.

Nhớ không, thế giới đơn sơ lần đầu tiên hiện lên trong trí óc non nớt của bạn, có phải do người vừa nằm xuống kia đem tới?

Bởi thế, Khổng Tử cho rằng con cái cần phải khóc than khi cha mẹ qua đời. Cũng theo một vài thành ngữ Nho giáo cổ, cái chết của những người lớn tuổi chính là những mất mát to lớn nhất, đau khổ nhất. So với triết học phương Tây, có gì đó đặc thù hơn trong các quan điểm của Nho giáo. Xét cho cùng, cái chết sau một cuộc đời dài là những điều tốt nhất mà chúng ta có thể mong đợi. Những người già cả ra đi là quy luật của cuộc sống, và cũng là điều chúng ta trông chờ hơn so với việc ra đi của một người trẻ. Con cái sẽ sống lâu hơn cha mẹ, và cháu chắt sẽ sống lâu hơn ông bà chúng.

Hình ảnh có liên quan

Trong những mất mát tổn thương, khi nói về cái chết, ra đi khi tuổi đã cao có lẽ là một điều nhẹ nhàng hơn cả. Nếu ngay cả lúc này ta còn thấy cái chết thật tồi tệ, thì phải chăng, tất cả những cái chết khác còn kinh khủng hơn gấp bội? Nếu thậm chí ta chẳng thể vượt qua nổi cái chết của một người đã già thì có lẽ sẽ chẳng thể nào vượt qua cái chết của bất kì ai. Khả năng kì diệu của tử thần chính là trong một phạm vi rộng lớn vẫn sẽ tìm ra được thời điểm phù hợp, lịch thiệp và chuẩn xác nhất để mang một người già cả ra đi - và chúng ta có thể tưởng tượng rằng, mọi nỗi đau sẽ đều trở nên câm lặng, còn lại sau tất cả sẽ chỉ là bình yên. Về vấn đề ngày, ngược lại, Nho giáo lại cho rằng nỗi buồn đối với cái chết không bao giờ là quá nhiều cả.

Baflr28-Konishi-cutout-Bisson

Người ta có thể thản nhiên đón nhận cái chết, nhưng lại khó lòng tránh khỏi việc đau buồn trước cái chết. Khổng Tử đã đón nhận cái chết của mình với sự bình thản, bằng lòng chết trong vòng tay của bạn bè, ông cho rằng toàn bộ cuộc sống của mình chỉ để cầu nguyện và mong chờ sự kết thúc của cuộc đời. Nhưng khi nấm mồ cha mẹ ông sụp xuống, ông cũng cũng đau khổ, khóc nức nở trước xúc phạm bủa vây hơn là đau buồn bình thường. Người khôn ngoan có thể chấp nhận cái chết, nhưng sự khôn ngoan không thể chống lại nỗi buồn.

Không phải vì cái chết, mà chính sự mất mát đã làm bùng lên nỗi đau - và sự ra đi của những người lớn tuổi cũng chính là như vậy.

Bản thân mỗi chúng ta được định hình qua vô số những người khác, những đặc tính của chúng ta được hình thành thông qua các mối quan hệ. Về điểm này, quan hệ với cha mẹ và tổ tiên lại đặc biệt hơn rất nhiều. Họ là người dắt tay đưa lối ta đến với thế giới này, là người dạy ta bập bẹ những từ ngữ đầu tiên, và thế giới trong ta cũng được phác họa lên từ chính những con người ấy. Trong Nho giáo, có một hình ảnh quen thuộc rằng chính những người lớn tuổi đã đặt nền móng cho chúng ta, không chỉ về mặt sinh học mà còn về đạo đức và sự tồn tại. Chúng ta lớn khôn trong sự thấu hiểu, quan tâm, bởi vì chúng ta được nuôi dưỡng dựa trên những gì mà người đi trước đã trải qua và truyền lại. Khi chúng ta trưởng thành và sống một cuộc đời tươi đẹp, ta đã mắc một khoản nợ không thể nào báo đáp.

Trong khi chúng ta đều mong muốn người già sẽ ra đi trước người trẻ, chúng ta lại lo sợ sự thực rằng sự ra đi của họ sẽ buộc chúng ta phải tìm ra giới hạn của chính mình, và ngày đó nhất định sẽ đến, khi trí tuệ dạn dày duy nhất mà chúng ta có thể tìm thấy lại là chính chúng ta. Ở đây cũng vậy, một sự tương phản với tư duy triết học phương Tây là hoàn toàn cần thiết. Trong các văn bản nền tảng của tư tưởng phương Tây, tình bạn chính là một mối quan hệ nhân văn kiểu mẫu. Những tài liệu thuyết phục đơn giản của sự truyền thống chỉ tập trung vào điều này, sự mất mát của những người bạn đồng hành. Đáng chú ý là, liều thuốc đơn giản nhất cho mọi nỗi đau chính là việc nhận ra ở đâu đó có một người là bạn ta, và có người lại có thể làm bạn với ta một lần nữa. Không gì có thể thay thế những người bạn, và bạn bè thì đâu phải chỉ có một.

Sự mất mát của cha mẹ hay ông bà thì lại không như vậy. Dù ta có nhiều mối quan hệ như thế nào đi chăng nữa, không ai ngoài cha mẹ ta có thể làm cha mẹ ta, không ai ngoài ông bà ta có thể làm ông bà ta. Dẫu cho người khác có thể đảm trách những vai trò như cha mẹ, ông bà ta làm, đó cũng chỉ có thể là “như” mà thôi. Họ không thể làm trọn vai trò ấy, vì nó đã luôn ở đó, từ trước những chập chững đầu đời của ta, ở đó cùng cái thế giới như ta đã luôn biết đến.

Một thế giới không có cha mẹ, ông bà là thế giới bắt đầu trong sự mất mát, khổ đau, một thế giới chưa được khám phá và chưa từng tồn tại, một vùng lãnh thổ vượt ra khỏi điểm cuối cùng của tất cả những bản đồ ta đã từng trải nghiệm.

Đôi khi chúng ta nói như thể những cái chết già ít đau buồn hơn, như ở tuổi già, cuộc sống đã quá mệt mỏi và chẳng có gì để chúng ta thực sự đau buồn nữa. Tuy nhiên, trong Nho giáo, tất cả lý luận chặt chẽ về những gì con người phải chờ đợi và nên chấp nhận không hề thay thế một sự thật không mấy dễ chịu rằng chúng ta phải phụ thuộc vào những người lớn tuổi kính yêu. Dù cho tuổi tác không thể kéo dài lâu hơn chút nữa, những người đi trước vẫn để lại rất nhiều cho chúng ta. Cái chết của họ uỷ thác lại những gì có thể cho người ở lại, để duy trì thế hệ trẻ, ngay cả khi rồi tuổi trẻ cũng sẽ bị tước đi, trở thành gánh nặng, và cô đơn hơn bao giờ hết.

Phanh

Trạm Đọc.

Nguồn: Aeon

Tags: