Có một tuổi thơ hay bị chó cắn, tôi không mặn mà gì với mấy con chó lắm, nhưng mà có mù thì tôi cũng nhận ra được tựa đề của bộ phim hoạt hình mới của Wes Anderson, Isle of Dogs. Cách chơi chữ (I love dogs, bạn nhận ra chưa?) tập hợp đầy đủ cả buồn cười và nghiêm túc, ông biến những thứ trẻ con thành nghiêm túc. Bối cảnh mở đầu của Isle of Dogs là một kiểu ngày tận thế. Trong một thành phố nọ, toàn bộ các giống chó - dù chó nhà hay chó hoang - đều là mục tiêu cho một chiến dịch tìm diệt. Nhà cầm quyền lên kế hoạch trước hết làm cho chúng bị lây nhiễm một loại bệnh dại do con người tạo ra; sau đó cô lập chúng trên một hòn đảo trước đây được dùng làm hố rác để đổ chất thải công nghiệp, một nơi dành cho các thí nghiệm độc ác bất chính; và cuối cùng để xóa sổ các chú có, thay chó thật bằng một giống chó robot được can thiệp bởi chính phủ. Đảo của những chú chó là một bộ phim cho trẻ con, nhưng sau đó Anderson hướng đến đối tượng tuổi từ 12 trở lên.
Nhân vật chính của bộ phim, Atari Kobayashi là một cậu bé 12 tuổi yêu chú chó của mình nhất trên đời và sẵn sàng hi sinh mạng sống để cứu chú chó. Cậu bé 12 tuổi mới đang trên đường đi tìm ý nghĩa của thế giới. Với người lớn xem bộ phim có một người anh hùng ở độ tuổi này, họ sẽ cảm thấy chút gì đó mỉa mai và bi kịch: Cậu bé lý tưởng phân biệt rạch ròi giữa tốt và xấu. Lý tưởng của cậu không có chút gì phức tạp. Cậu có thể yêu đương lãng mạn nhưng chưa trải nghiệm tình dục. Cậu có chút nam tính nhưng không đến mức gia trưởng. Sự nghiêm túc của cậu thật ngu ngốc nhưng cũng thật đáng yêu.
Bối cảnh trong phim là ở thành phố Megasaki, một thành phố hư cấu ở nước Nhật 20 năm nữa trong tương lai. Chính phủ đã đưa ra quyết định trả thù một nỗi nhục từ thời xa xưa dưới vỏ bọc là bảo vệ cư dân thành phố khỏi sự đe dọa của bệnh cúm chó. Các chú chó trong bộ phim của đạo diễn Wes Anderson trông gầy gò và ghẻ lở, với cặp mắt đỏ ngầu và lồi ra, được lồng tiếng bởi Bryan Cranston, Jeff Goldblum, Bill Murray, Edward Norton (nếu bạn nhắm mắt thì bạn sẽ tưởng tượng ra rằng đó không phải một cuộc thảm sát chó mà là thảm sát một nhóm diễn viên trung niên nổi tiếng. Atari là một cậu bé mồ côi, cháu họ xa sống dưới sự bảo hộ của thị trưởng Kobayashi, người lãnh đạo phong trào chống-chó. Atari đã cướp một chiếc máy bay và hạ cánh xuống hòn đảo để tìm kiếm chú chó của cậu, tên Spots, và đàn chó đã quyết định giúp cậu, bất chấp sự bất hợp tác của con chó đầu đàn, Chief, một con chó hoang và không trung thành với loài người.
Atari được lấy tên từ dòng máy đã dạy Thế hệ X cách chơi điện tử và, khi cậu bé cùng các “đồng chí” chó băng qua Hòn đảo Rác, khung hình đi từ trái qua phải như trong một trò chơi điện tử những năm 1980s. Mọi bộ phim của Anderson, là một bức thư tình cho thời thơ ấu của ông, và mọi bộ phim của Anderson cũng là một cuộc nổi dậy tinh tế chống lại kỉ nguyên kĩ thuật số.
Anderson sinh năm 1969 và lớn lên ở Houston, cha mẹ ông li dị khi ông chỉ mới 8 tuổi. Giống như Etheline Tenenbaum trong The Royal Tenenbaums, mẹ ông làm nghề khảo cổ học. Giống như Max Fischer trong Rushmore, Anderson theo học cả trường công lập và trường tư. Đầu tiên ông muốn làm công việc viết lách như một nhà văn, nhưng như ông đã nói trong cuốn “Tuyển tập Wes Anderson”, ông đã chuyển sang làm phim khi bắt đầu đọc những cuốn sách nói về làm phim khi là sinh viên ở Đại học Texas, khi ông gặp người bạn học Owen Wilson trong một lớp viết kịch bản.
Sau bộ phim ngắn đầu tay của mình là “Bottle Rocket”, sự nghiệp của Anderson chia làm ba giai đoạn. Những bộ phim đầu tiên lấy bối cảnh ở Mỹ, mô tả những thanh thiếu niên cư xử như họ già dặn hơn tuổi thực. Chủ đề chính của phim là những đứa trẻ không chịu lớn và lời nguyền của các thần đồng. Giai đoạn tiếp theo là cuộc phiêu lưu của người Mỹ ở các nước khác - trên biển trong phim Cuộc sống đại dương với Steve Zissou (2004), trên tàu ở Ấn Độ trong Đường đến tâm linh (2007); Gia đình nhà cáo với những loài động vật hoang dã ở miền nông thôn nước Anh. Ông quay lại Mỹ với bộ phim lãng mạn về trại hè Vương quốc Trăng lên năm 2012. Giống như Đảo của những chú chó, bộ phim trước của Anderson là Khách sạn Grand Budapest, vốn là một ảo tưởng của người Mỹ về một vùng đất xa lạ. Hai bộ phim này không tập trung vào người Mỹ, mà đã thoát ra khỏi giai đoạn giữa và đặt vào một thế giới tưởng tượng khép kín hoàn toàn tách khỏi hiện thực.
Ngay từ khi bắt đầu, nhân vật trong phim của Anderson đã có những ký ức ảo tưởng. Những đứa trẻ nhà Tenenbaum bị ám ảnh bởi những huy hoàng đã bị đánh mất khi chúng là những đứa trẻ thiên tài. Tất cả mọi người trong Cuộc sống đại dương đều muốn quay trở lại lúc chúng 11 tuổi rưỡi, và Zissou gọi đó là “lứa tuổi yêu thích của tôi”. Anh em nhà Whitman trong Hành trình tâm linh phát cuồng vì đống hành lí mà họ được thừa hưởng từ người cha đã chết của mình. Mr. Fox, từ một chủ mục của một tòa báo, muốn quay trở lại cuộc sống ăn cắp nông sản từ trang trại. Người kể chuyện trong khách sạn Grand Budapest hiện lên qua kí ức của một tác giả đã chết, mà nhiều năm về trước ở một khu nghỉ dưỡng đổ nát, đã gặp một cậu bé giữ cửa và được nghe kể lại về thời huy hoàng của khách sạn.
Đảo của những chú chó, giống như Khách sạn Grand Budapest, là một câu chuyện kể lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Trong bộ phim mới nhất, cuộc khủng hoảng hiện diện rõ ràng thay vì lờ mờ, nhưng cũng nhẹ nhàng hơn bởi vì nạn nhân không phải là con người. Chủ nghĩa dân tộc cùng với cuộc khủng hoảng về sức khỏe y tế cộng đồng và sự chèn ép của chính phủ với các nhà khoa học nằm song song với thế giới thực, nhưng mục tiêu của phim không phải là một ngụ ngôn về chính trị.
Ngôn ngữ là một trong những điều khiến nhiều người xem bối rối trong Đảo của những chú chó. Người xem gần gũi với chó hơn hầu hết những con người trong phim. Tiếng chó sủa đã được chuyển thành tiếng anh, nhưng tất cả các nhân vật người đều nói bằng tiếng mẹ đẻ mà không hề có phụ đề. Hầu hết các đoạn hội thoại đều bằng tiếng Nhật, được lồng tiếng bởi các diễn viên nhật. Những chú chó và bất kì người xem nào không nói tiếng Nhật đều không thể hiểu được những đoạn này, tuy nhiên các tuyên bố công khai và được phát sóng trên TV lại được phiên dịch bởi một phiên dịch viên nói tiếng Anh.
Là một bộ phim hoạt hình có cốt truyện tương đối dễ đoán và không quá dài dòng, nhưng vẻ đẹp của phim không nằm ở các tình huống đánh đố, hack não… mà giàu tính nhân văn và đầy chất nghệ thuật. Giữa một rừng phim Hollywood đầy siêu anh hùng và hoạt hình kĩ thuật số, Đảo của những chú chó là lời tri ân tới loài chó, người bạn trung thành nhất của loài người.