Hệ sinh thái truyền thông thời nhiễu loạn
Hệ sinh thái truyền thông thời nhiễu loạn
Sự hấp dẫn chết người của mạng xã hội cùng với thói quen và cảm xúc của chúng ta đang hủy hoại tương lai.

Nếu tôi nói mạng xã hội đã hỗ trợ cho cuộc bầu cử của Donald Trump thì bạn có thể ngay nghĩ đến những tin tức giả trên Facebook. Nhưng thậm chí cả khi Facebook có gắn những thuật toán để nâng tầm cho những câu chuyện giả mạo thì có một điều vẫn luôn diễn ra: mạng xã hội đại diện cho thế lực tối thượng của truyền hình hơn là những phương tiện truyền thông khác.

Tôi từng cảnh báo điều này từ tháng 11 năm 2014 khi được thả tự do sau sáu năm cầm tù tại Tehran. Một án phạt tôi nhận được vì hành vi tuyên truyền online tại Iran. Trước khi vào tù, tôi viết blog thường xuyên trên cái mà bây giờ tôi gọi là Web: nó được phân cấp, tập trung nhiều văn bản, và có rất nhiều siêu liên kết tới nguồn dữ liệu dồi dào. Nó ủng hộ rất nhiều ý kiến và có mối quan hệ mật thiết với thế giới của những cuốn sách.

Sau đó vì sáu năm mất kết nối với thế giới bên ngoài; khi rời khỏi nhà giam và trở lại với mạng xã hội, tôi bị đe dọa bởi một thế giới dũng cảm mới. Facebook và Twitter đã thay thế cho blog và khiến mạng Internet trở nên giống truyền hình: tập trung vào hình ảnh, với nội dung được gửi gắm qua những bức hình mà không hề có sự liên kết nào.

 

 

 

Giống như TV, mạng xã hội ngày càng mang chức năng giải trí, thậm chí còn hơn cả truyền hình vì nó thổi phồng niềm tin và thói quen hiện tại của chúng ta. Nó khiến chúng ta cảm nhận nhiều hơn là suy nghĩ và mang lại tiện nghi hơn là thử thách. Hậu quả chính là sự ra đời của một xã hội rời rạc, bị chi phối bởi cảm xúc nhưng cấp tiến hơn trong giao tiếp và nhận mọi thách thức từ bên ngoài. Đó chính là lí do tại sao từ điển Oxford chọn “hậu sự thật” là tính từ của năm 2016, nghĩa là “liên quan tới những trường hợp mà những sự thật khách quan ít có ảnh hưởng trong việc định hình ý kiến dư luận hơn nhu cầu cảm xúc.”

Neil Postman đưa ra một số bằng chứng cho quan điểm này trong cuốn sách của mình năm 1985, Amusing Ourselves to Death: Public Discource in the Age of Show Business. Giáo sư truyền thông của đại học New York nhìn nhận rằng TV đã biến những việc trao đổi của dư luận thành những bột phát đầy cảm xúc, mà lại thường bị nhầm rằng đó là những ý kiến được suy tính kỹ. Postman viết rằng một trong những hậu quả đáng sợ nhất của sự chuyển đổi này chính là truyền hình biến những tất cả tin tức thành những thông tin sai.  “Thông tin sai không có nghĩa là thông tin sai sự thật mà là thông tin lạc đề, đặt nhầm chỗ, không liên quan, rời rạc và thiển cận, tạo ra những ảo ảnh khác xa với hiện thực… Vấn đề không phải TV toàn chủ đề giải trí mà là mọi chủ đề dù nghiêm trọng cũng bị biến thành trò giải trí.” Và Postman cho rằng khi tin tức được xây dựng dưới hình thức giải trí thì không thể tránh khỏi đánh mất đi chức năng của một nền dân chủ vững mạnh.

Tôi muốn nói một điều quan trọng hơn việc chúng ta đang thiếu những thông tin đích thực. Chúng ta đang dần mất đi cảm nhận về việc thế nào là hiểu biết. Sự ngu dốt có thể sửa chữa được. Nhưng sẽ phải làm gì nếu như chúng ta coi sự ngu dốt là kiến thức?

Hiện nay, vấn đề với Internet với ngày càng ít văn bản hay hypertext (văn bản kèm theo đường link để giải thích thêm nghĩa cho nó) là không những chỉ ra nhiều rủi ro của truyền hình mà còn còn tạo ra những căn bệnh mới. Tính phương tiện cá nhân của mạng xã hội được đầu thai từ truyền hình chính là điểm khác biệt so với truyền hình truyền thống. Nhưng truyền hình truyền thống vẫn mang đến một sự ngạc nhiên nào đó. Một người phụ trách vẫn luôn quản lí những tin tức được đưa lên truyền hình. Dù đánh giá giá trị sản phẩm dựa trên tính giải trí nhưng dường như nó vẫn có khả năng thử thách năng lực đánh giá của ta (là cảm xúc của ta như thế nào)

Ngược lại, mạng xã hội sử dựng thuật toán để mua vui và an ủi con người, vì tối đa hóa thời gian của người tiêu dùng chính là mục tiêu của hình thức kinh doanh này. Ai mà lại muốn ở nơi xung quanh toàn những kẻ tiêu cực, ích kỉ và không chút ủng hộ mình? Hậu quả của nó chính là sự trào dâng, tính cực đoan của những cảm xúc và một xã hội rời rạc ra đời. Đây là mối nguy cho lí tưởng của nền dân chủ thành lập dựa trên khái niệm của những học giả hiểu biết.

Bây giờ chúng ta có thể làm được gì? Chắc chắn diễn giải về việc lên ngôi của Trump không thể biến thành sự tranh cãi giữa công nghệ và truyền thông. Cội rễ của vấn đề này sâu sa hơn thế bởi truyền thông hay công nghệ không thể tự chúng tạo ra hiện tượng. Chúng đơn thuần chỉ bóp méo, chuyển đổi hay phá vỡ. Sẽ chẳng có Trump hay Berlusconi hay Brexit nếu không có sự bất bình đẳng phát triển, sự rút lui của tầng lớp trung lưu, hay nghề nghiệp bị đe dọa bởi toàn cầu hóa…  Cần loại bỏ suy nghĩ rằng bất cứ cải tổ nào của công nghệ cũng tốt, thuận theo tự nhiên và không thể tránh khỏi. Vì lẽ chúng ta cần nhiều văn bản hơn là video để tồn tại như một loài vật có lý trí. Postman miêu tả công nghệ in ấn giúp truyền tải những thông điệp phức tạp để kích thích suy nghĩ. Điều này có nghĩa rằng chúng ta nên viết và đọc nhiều hơn, liên lạc thường xuyên, xem ti vi và video ít đi, dành thời gian lên Facebook, Instagram và Youtube ít hơn.

Nếu không thể cưỡng lại được, và thuật toán không có những cái nhìn khác mang tính đối lập thì chúng ta nên chủ động vạch trần chúng. Ta có thể theo dõi những người hay trang web không nằm trong mục gợi ý trong lúc tìm kiếm những từ khóa liên quan, xáo trộn thuật toán của chúng bằng cách thích những điều chúng ta không thích. Như vậy một luồng hỗn loạn sẽ được tạo ra.

 

Chính chúng ta phải phản ứng với những bài viết bằng cái đầu chứ không phải bằng trái tim: chúng ta nên tán thành/ không tán thành, tin/ nghi ngờ thay vì thích hay không thích.

 

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Technology Review