---
Thiên tai tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016 được đánh giá là chưa từng có và đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế. Các khu vực bị ảnh hưởng nặng là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, khu vực Nam Trung Bộ đã có gần 23.000ha đất lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước. Các tỉnh có diện tích thiệt hại lớn nhất là Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hoà.
Thiếu nước và hạn hán ảnh hưởng lớn đến diện tích cây công nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với tổng tổng diện tích lần lượt là 15.823ha và 28.000ha.
Thống kê thiệt hại của Vụ kinh tế Nông nghiệp cho thấy, tính đến hết tháng tháng 5/2016, hạn hán, xâm ngập mặn đã làm thiệt hại khoảng 15.183 tỷ đồng. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016 được đánh giá là nghiêm trọng nhất và chưa từng có trong lịch sử. Ngân hàng Thế giới theo đó đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2016 từ 6,5% xuống còn 6,2% trong lần công bố giữa tháng 4 vừa qua do hiện tượng này.
Đứng trước thực tế đó, cuốn sách “Con đường thoát hạn: Giải pháp Israel cho một thế giới khát nước” khi ra mắt vào tháng 8/2016 đã gây nhiều chú ý. Câu chuyện xây dựng đường ống nước xuyên quốc gia và biến những vùng sa mạc khô cằn thành vùng đất màu mỡ, phát minh công nghệ tưới nhỏ giọt… của Israel tạo nhiều cảm hứng cho các nhà chuyên môn liên hệ và giải quyết các vấn đề hạn hán của Việt Nam.
Buổi tọa đàm sẽ có sự góp mặt của những chuyên gia uy tín. Đó là TS Đào Trọng Tứ - Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban Sông Mekong Việt Nam; và TS Nguyễn Ngọc Huy - Viện Nghiên cứu Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET).
Omega+ trân trọng kính mời.
Mời các bạn xem thêm chi tiết tại đây.