Việc điên cuồng mua sắm để bị biến thành những con zombie của chủ nghĩa tiêu dùng là đi ngược lại với truyền thống tặng quà. Ngoài ra, còn một mặt tối khác của sự hào phóng: khi nó được dùng như một cách để thể hiện quyền lực với người khác. Chúng ta thường trông mong được khen ngợi hay tặng quà, dù rằng chúng có mang ý nghĩa gì hay không. Một món quà từ một người chồng (vợ) vũ phu có thể là việc làm tước đoạt đi những sự chống cự cuối cùng của người bị bạo hành, hay thao túng và khuất phục người đó. Tặng quà cũng có thể dễ dàng biến thành một cuộc đua để xem ai có thể đem ra món quà đắt tiền hay xa xỉ nhất.
Kiểu tặng quà để khoe tiền này đã có một lịch sử rất lâu đời. Ví dụ, như Marcel Mauss mô tả trong cuốn Luận Về Biếu Tặng, potlatch là một một nghi thức truyền thống của những người thổ dân sống ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, khi mà tù trưởng các bộ lạc sẽ cho đi không tiếc rất nhiều của cải như quần áo, thuyền và vũ khí để thể hiện sự giàu có. Nó một phần là do hào phóng, nhưng thường thì những của cải đó phần lớn đã hư hỏng, khiến nó làm tăng địa vị của người cho và làm vững chắc thêm sự phân chia thứ bậc trong xã hội. Đằng sau việc hủy diệt, theo Mauss, đơn giản sự thật là những món quà đó chẳng phải là quà - chúng được cho đi bởi những người quyền lực, giàu có đến nỗi mà họ thừa sức để đốt luôn chúng. Potlatch - và những dịp biếu xén quà cáp như lễ Giáng sinh - thường để thể hiện sự giàu có kiểu này. Và có vẻ như nó chẳng mấy hay ho.
Cho đi một điều gì đó vô giá - như sự quan tâm. Điều dễ dàng bị nhấn chìm bởi truyền thông xã hội, công việc và những sự bận rộn mù quáng, đó là món quà quý nhất mà chúng ta trao đi không chỉ là thời gian, mà còn là sự quan tâm.
Trong Tồn Tại và Hư Vô, Jean-Paul Sartre sử dụng potlatch như một ví dụ để chứng minh rằng bản chất của việc tặng quà không phải là sự hào phóng, mà là sự chiếm đoạt. Hãy tưởng tượng ra một món đồ trang sức xấu xí mà mẹ chồng bạn đã tặng vài năm trước mà bạn luôn phải đeo vào và khoe ra mỗi khi họ đến thăm bạn để tránh những cuộc trò chuyện ngượng ngùng khi họ hỏi tại sao lại nhìn thấy một cái giống như thế ở một cửa hàng bán đồ second-hand. Sartre nói rằng những người này họ coi tặng quà là một hành động mang hai ý nghĩa;. Một là, họ thích việc sở hữu món đồ đó đích xác là bởi vì họ có thể cho đi; và thứ hai là họ không muốn nó cho bản thân - ít nhất là ở khoảng cách gần. Cho đi như vậy có thể được hiểu là một cách để người tặng thưởng thức món đồ, cũng là một cách để thể hiện quyền lực với người nhận.
Sartre thường cho người khác tiền nhiều đến mức mà mỗi lần muốn mua cà phê, ông lại phải tìm từng đồng xu trong căn hộ của mình để trả. Tuy vậy ông không coi đó là sự hào phóng. Ông cho đi bởi vì không muốn làm nô lệ của việc sử hữu - một lí do tại ông chưa từng bao giờ sở hữu một căn hộ ở Paris - nhưng thường hạnh phúc bởi vì những người khác thấy biết ơn mình. Hào phóng thực sự không hề dễ, và Sarte tỏ thái độ hoài nghi rằng chúng ta có bao giờ vượt qua được khao khát sở hữu cái gì đó, nhưng có một số giải pháp cho tình thế lưỡng nan này.
Thứ nhất, chúng ta có thể từ chối không nhận những lời tán thưởng hoặc những món quà mà ta không thích. Làm thế có nguy cơ bị người khác coi là vô ơn, nhưng nếu sự cho đi thực sự là hào phóng, thì một cách để tôn trọng nguyên tắc này là người tặng cho phép người nhận trả lại món quà, để thể hiện rằng quan trọng là sự cho đi chứ không phải thứ vật chất mà người tặng gán cho người nhận.
Một cách khác nữa là tất cả chúng ta đều đồng tình không tặng quà trong những ngày lễ - đặc biệt là với người lớn. Thật khó để tán đồng điều này, khi một số người thật lòng thích tặng quà. Và nếu không đạt được đồng thuận, nó tạo ra một hậu quả tệ hại nhất trên đời: một thế giới mà một người từ chối nhận quà, hay trả lại mọi thứ nhưng lại tặng quà khắp nơi. Hãy tin rằng sự bất đối xứng của tình trạng này sẽ không phải một truyền thống tốt đẹp. Việc không tặng quà cũng khiến người khác nghĩ rằng kẻ không chịu tặng quà cho người khác là lười biếng hoặc rẻ tiền hoặc cả hai.
Bên cạnh đó, hãy trao tặng những trải nghiệm thay vì quà cáp vật chất. Hãy trò chuyện thay vì trao đổi. Như Thomas Merton đã nói - tình yêu thương không, và sẽ không bao giờ là một thứ hàng hóa. Thay vào đó, chỉ cần một câu nói “Tôi yêu bạn”. Lời của Merton là thế này, “Chúng ta không hoàn toàn trở thành một con người cho tới khi ta trao đi bản thân cho người khác vì tình yêu thương”. Tặng những món hàng như biểu tượng của tình yêu tạo ra một sự hoang mang sâu sắc, một kiểu hiểu nhầm mà có thể sẽ không bao giờ được giải quyết. Đúng là như thế, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trải nghiệm mới là điều tốt hơn vật chất - khi đo lường mức độ hạnh phúc, vui mừng. Nhưng đó không phải là điều thực sự quan trọng. Nếu bạn muốn thể hiện tình yêu thương qua một món quà, hãy cho đi những gì mà tiền không mua được.
Cho đi một điều gì đó vô giá - như sự quan tâm. Điều dễ dàng bị nhấn chìm bởi truyền thông xã hội, công việc và những sự bận rộn mù quáng, đó là món quà quý nhất mà chúng ta trao đi không chỉ là thời gian, mà còn là sự quan tâm với một người mà mình yêu thương. Dĩ nhiên, chúng ta lúc nào cũng cần quan tâm đến người khác, nhưng mà khó để có thể làm được như thế. Quan tâm thực sự là một món quà vô giá, nó đòi hỏi phải bỏ qua chính mình để ở bên người khác, hi sinh những gì mà ta thường coi như là quý giá nhất - chính chúng ta. “Khi ta yêu thương sâu đậm, vật chất ngày càng trở nên ít quan trọng cho tới khi chẳng còn chút giá trị gì. Điều có ý nghĩa là những nhắn nhủ quý báu vô cùng mà ta chỉ có thể khám phá khi ta thực sự yêu thương một người.” Đừng trả tiền cho mấy món đồ, hãy để ý tới người khác. Trong thời đại này, đó có thể là niềm ngạc nhiên to lớn nhất.