Chuck Yeager tâm sự: “Lúc đó, mặc dù ý thức về mọi chuyện chưa rõ ràng, nhưng tôi nhận thấy mình cần phải gánh vác mọi trách nhiệm của cuộc đời mình. Nếu đồng ý trở về quê nhà, nghĩa là tôi cũng sẽ không thể được tiếp tục phục vụ đất nước sau khi chiến tranh kết thúc”. Ông đã đúng, khi chiến tranh thế giới kết thúc, Yeager vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội và ngày 14.10.1947, ông đã đi vào lịch sử khi trở thành phi công đầu tiên lái máy bay vượt qua tốc độ âm thanh.
Còn Terrie Williams phục vụ trong một bệnh viện ở Hoa Kỳ. Dù hết lòng say mê và nhiệt tình với công việc, nhưng đôi lúc, cô cũng cảm thấy bị quá tải trước quá nhiều vấn đề phát sinh từ những bệnh nhân, thậm chí có lúc đã muốn bỏ cuộc. Nhưng cô cũng nhận ra rằng, điều làm cô thích thú với công việc này là luôn được sẻ chia tin vui với mọi người, chứ không phải những tin buồn.
Sau đó, cô thành lập một tổ chức từ thiện và chẳng bao lâu đã thu hút được đông đảo các thành viên danh tiếng như Miles Davis, Eddie Murphy, Jackie Joyner-Kersee... Nếu không dám đối mặt với nỗi thất vọng khi ước mơ đầu tiên sụp đổ, cô sẽ không bao giờ trở thành một trong những người làm công tác xã hội giỏi nhất quốc gia.
Hãy đóng lại cánh cửa của những hoàn cảnh không mong muốn, hay những thất bại đã qua. Cứ đắm chìm trong thất bại, suy sụp tinh thần hay giữ những ý nghĩ tiêu cực về người khác chỉ làm cho mọi việc càng thêm xấu đi mà thôi. Thay vì vậy, hãy để sự bất mãn làm tăng thêm cảm hứng và nghị lực trong chính bản thân mình.
Nghị lực sinh ra từ sự bất mãn có sức mạnh siêu phàm; nó xuất phát từ thái độ không bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại. Theo dòng lịch sử, chính sức mạnh này đã tạo ra những cuộc cách mạng vĩ đại và đem đến những tiến bộ vượt bậc cho nhân loại.
Vươn lên từ thất bại là cho phép bản thân nhận nguồn cảm hứng để hành động, giúp bạn thêm nghị lực để học hỏi từ lỗi lầm và vấp ngã, biến điều bất lợi thành lợi thế và làm việc tận tụy hơn để đạt đến mục đích của mình, bất chấp những khó khăn gặp phải trên đường đời.
Hãy luôn giữ tâm trí hướng về điều bạn mong muốn, và hãy nuôi dưỡng những suy nghĩ tươi sáng của người biết làm chủ. Đừng để cho hoàn cảnh hay người khác “cài đặt” cho bạn những viễn cảnh không như ý muốn.
Và hãy nhớ: Ngày hôm qua đã vĩnh viễn trôi qua. Ngày mai cũng có thể chẳng bao giờ tới. Chỉ có ngày hôm nay để bạn sống trọn vẹn thôi!
Điều tưởng như quen thuộc và đơn giản này lại có những ích lợi lớn lao mà không mấy ai nhìn thấy. Đôi khi, sống theo quy tắc vàng đồng nghĩa với việc bênh vực, ủng hộ người khác, trở thành người bảo vệ, che chở và biện hộ cho người khác. Martin Niemoller, một nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi chống lại nền chuyên chế Đức quốc xã biết rõ chân lý ấy. Trong một buổi gặp gỡ với các tín đồ sau cuộc chiến, ông đã nói:
“Khi bọn Đức quốc xã đàn áp người Do Thái, tôi cũng không lên tiếng vì tôi không phải là người Do Thái. Khi chúng đàn áp những thành viên của công đoàn, tôi cũng không lên tiếng, vì tôi không phải là thành viên công đoàn.
Cuối cùng, chúng đến chỗ tôi, lúc đó không còn ai để bênh vực cho tôi.”
Vâng, hãy làm cho người khác điều mà bạn muốn họ làm cho mình. Mọi người và mọi hoàn cảnh xung quanh bạn đều ẩn chứa rất nhiều điều tốt đẹp, do đó, hãy trở thành nhà thám hiểm để kiếm tìm những giá trị tinh anh chứ đừng trở thành kẻ đi moi móc lỗi lầm.
Hãy trao sự nâng đỡ, lời khen ngợi và động viên tinh thần thay cho những lời chê trách, đổ lỗi, hận thù. Hãy sánh bước cùng người khác thêm một đoạn đường nữa để giúp đỡ họ, nếu có thể.
Trích Chìa khóa tư duy tích cực
Theo Báo Một thế giới