Chán nhau vậy thì chia tay?
Chán nhau vậy thì chia tay?
Ở lại hay chia tay là một trong những lựa chọn hệ trọng và đớn đau nhất mà chúng ta phải đưa ra. Bỗng chốc vào một ngày nào đó, hàng triệu con người khắp thế giới này sẽ lặng lẽ lật lại vấn đề này trong tâm trí họ khi cuộc sống thường nhật trôi qua mà người bạn đời bên họ chẳng mảy may biết đến quyết định có tầm vóc lớn lao này.

Lựa chọn này có lẽ thường thấy ở thời nay hơn thời xưa. Chúng ta kỳ vọng vào một tình yêu sâu đậm và vì thế dành nhiều thời gian băn khoăn xem mối tình này có thực sự ổn xét cả với những bế tắc về tâm lý và sinh lý - hay bị bủa vây bởi những tiểu tiết bất thường mà có thể thúc đẩy chúng ta chấm dứt cuộc tình ngay khi có thể.

Những bộ phim ta thường xem, những cuốn tiểu thuyết ta thường đọc, tình trạng quan hệ của bạn bè, những xì xào xung quanh ứng dụng hẹn hò đầy mùi gợi tình mới được trình làng, chưa kể đến thời gian ăn nằm với nhau, tất cả những thứ trên đều ảnh hưởng phần lớn đến chúng ta bằng cách này hay cách khác.

Khó xử thay, dường như không ai thực sự quan tâm rốt cục chúng ta đang làm gì. Nhìn từ tiến trình lịch sử, lựa chọn này, ở một khía cạnh nào đó, dễ dàng hơn rất nhiều đơn giản bởi có quá nhiều sự trừng phạt nghiêm khắc từ bên ngoài xoay quanh việc không bỏ đi. Các tôn giáo sẽ khăng khăng rằng Chúa trời phù hộ cho những hòa hợp gắn kết và sẽ nổi cơn thịnh nộ nếu chúng chia rẽ thành từng mảnh. Xã hội phản đối kịch liệt việc những cuộc chia tay và đẩy mỗi bên vào nhục nhã và tủi hổ trong hàng chục năm. Còn các nhà tâm lý học sẽ lí luận rằng bố mẹ chấm dứt đời sống gia đình sẽ để lại vết sẹo hằn sâu không bao giờ lành được trong lòng con trẻ.

Nhưng những luận điểm phản đối trên cũng dần lắng lại, từng cái, từng cái một. Tôn giáo không còn ám ảnh chúng ta phải ở lại, xã hội không còn quan tâm và các nhà tâm lý học vẫn thường bảo ta trẻ con thà có một gia đình tan vỡ hơn một gia đình bất hạnh. Gánh nặng của lựa chọn từ đó đè trực tiếp lên chúng ta. Thứ duy nhất quyết định đi hay ở chính là xúc cảm của chúng ta – một thứ thực sự khó để tự mình kiểm soát bởi xúc cảm của chúng ta mau thay đổi và khước từ mọi cố gắng làm sáng tỏ của lý trí.

Trong bất cứ lúc nào, sẽ khá hữu ích nếu lập ra một bộ câu hỏi có tính tranh cãi và một danh mục các điều cần độc thoại nội tâm trong những giờ phút tĩnh lặng của buổi sớm.

  • Bao nhiêu phần trăm những phiền muội trong ta là do người bạn đời và sau khi chúng ta đánh cược năm năm với nhiều biến động, bao nhiêu phần trăm phiền muộn hóa ra là đặc tính cố hữu của việc sống chung với một người khác?
  • Mặc dù phần lớn đó là lỗi của họ, tuy nhiên còn có phần mâu thuẫn nào dẫn đến sự bất hòa của đôi bên? Có khi nào mà vì chúng ta hơi khó gần ?
  • Thử nghĩ về những nét tính cách khá khó chịu ở những tình nhân trước giờ của mình mà mọi người nghĩ rằng nó không có ở người tình hiện nay của bạn? Có điểm nào mà chúng ta chưa từng cố cãi vã về nó?
  • Chuyển sang những mối tình say đắm và những lần cảm nắng mới, bằng cách tìm hiểu nhiều hơn về những đối tượng khác.
  • Quan sát kĩ càng xem ở quanh ta có bao nhiêu người độc thân mà lại thông minh và sẵn sàng cho một cuộc tình, đặc biệt những ai mê mẩn các ứng dụng hẹn hò gần đây, và có thể thu xếp để gặp mặt hằng ngày.
  • Cố trò chuyện với bạn đời của mình bằng cách không trách móc về những gian dối của họ mà chỉ giải thích đơn giản và điềm tĩnh về việc bạn cảm thấy thế nào và suy sụp như thế nào về những sự vụ đã qua.
  • Suy ngẫm xem mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu ở trong địa vị một đứa trẻ nếu từ nay về sau có hai phòng ngủ và xuất hiện thêm hai cặp bố mẹ kế và có thể là một vài anh chị em kế mới? So sánh nó với thực tại trái ngang của lúc này.
  • Tự vấn bản thân nếu bạn sẵn sàng đối mặt với nguy cơ có thể chẳng thu được gì ngoài việc đổi một gia đình không hạnh phúc lấy một gia đình không hạnh phúc khác mới hơn và phức tạp hơn? Băn khoăn xem bạn thực sự muốn chọn hi vọng hơn là trải nghiệm hay không. Từ đó, nếu bạn vẫn nhất quyết rời đi, ít khả năng hối hận sau này, với một trái tim trĩu nặng và một cái đầu tỉnh táo… thì hãy cứ cất bước ra đi.

 Trạm Đọc

Theo The Book of Life

Tags: