Các nhà khoa học khuyên bạn nên đọc tác phẩm văn học để cải thiện các kỹ năng xã hội
Các nhà khoa học khuyên bạn nên đọc tác phẩm văn học để cải thiện các kỹ năng xã hội
Giả sử bạn đang chuẩn bị cho một buổi hẹn hò giấu mặt hoặc một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn sẽ làm gì? Tất nhiên, ngoài việc tắm và cạo râu, hóa ra bạn cũng nên đọc - nhưng không phải bất cứ thứ gì. Một tác phẩm nào đó của Chekhov hoặc Alice Munro sẽ giúp bạn. 

Đó là kết luận của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học. Người ta phát hiện ra rằng sau khi đọc tiểu thuyết văn học, người đọc sẽ hoàn thành tốt hơn các bài kiểm tra đo lường sự đồng cảm, nhận thức xã hội và trí tuệ cảm xúc - những kỹ năng đặc biệt hữu ích khi bạn đang cố gắng đọc ngôn ngữ cơ thể của ai đó hoặc đánh giá xem họ đang nghĩ gì.

Các nhà nghiên cứu cho biết lý do là bởi tiểu thuyết văn học thường thiên về trí tưởng tượng nhiều hơn, khuyến khích người đọc suy luận về các nhân vật và nhạy cảm với các sắc thái và sự phức tạp của cảm xúc.

Louise Erdrich, tác giả cuốn tiểu thuyết “The Round House” nói rằng đó là lý do vì sao cô thích khoa học vì “các nhà nghiên cứu “đã tìm ra cách chứng minh những lợi ích vô hình thực sự của tiểu thuyết văn học”.

Các nhà nghiên cứu, các nhà tâm lý học xã hội tại trường nghiên cứu tư nhân New School ở New York đã kêu gọi các đối tượng tham gia thử nghiệm thông qua Amazon.com. Để tìm được nhóm người tham gia ngoài các sinh viên đại học, họ đã sử dụng dịch vụ Mechanical Turk của Amazon, nơi mọi người đăng ký để kiếm tiền khi hoàn thành các công việc nhỏ.

Những người trong độ tuổi từ 18 đến 75 được tuyển dụng cho 5 thí nghiệm. Họ được trả 2 hoặc 3 USD mỗi người để đọc trong vài phút. Một số đọc những đoạn trích từ tiểu thuyết văn học từng đoạt giải thưởng (Don DeLillo, Wendell Berry), những cuốn sách bán chạy nhất như “Cô gái mất tích” của Gillian Flynn, một câu chuyện tình lãng mạn của Rosamunde Pilcher hay một câu chuyện khoa học viễn tưởng của Robert Heinlein.

Trong một thử nghiệm, một số người tham gia được đưa cho những đoạn trích phi hư cấu. Để tối đa hóa sự tương phản, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm những tác phẩm phi hư cấu không mang tính văn học hay viết về con người, họ đã chuyển sang Tạp chí Smithsonian. Chẳng hạn như bài viết “Khoai tây đã thay đổi thế giới như thế nào?”.

Sau khi đọc, nhưng cũng có người không đọc gì, những người tham gia làm bài kiểm tra trên máy tính để đo khả năng giải mã cảm xúc của mọi người hoặc dự đoán kỳ vọng, niềm tin của mọi người trong một tình huống cụ thể. Trong một bài kiểm tra về đọc suy nghĩ thông qua ánh mắt, những người tham gia thử nghiệm phải chọn 4 tính từ mô tả cảm xúc trong 36 bức ảnh chụp các cặp mắt. 

Người phụ nữ có đôi mắt khói đang kinh hãi hay nghi ngờ? Người đàn ông có đôi mắt nheo lại là người đang nghi ngờ hay thiếu quyết đoán? Cô gái kia đang quan tâm hay cáu kỉnh, tán tỉnh hay thù địch? Chàng trai kia mơ mộng hay đầy tội lỗi? 

Quan niệm cho rằng những gì chúng ta đọc có thể ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội và cảm xúc của chúng ta không phải là mới. Các nghiên cứu trước đây đã liên hệ các kiểu đọc khác nhau với sự đồng cảm và nhạy cảm. Gần đây hơn, trong một lĩnh vực được gọi là “lý thuyết về tâm trí”, các nhà khoa học đã sử dụng các bài kiểm tra nhận thức về trí tuệ cảm xúc để nghiên cứu, chẳng hạn như trẻ em mắc chứng tự kỷ.

Nhưng các nhà tâm lý học và các chuyên gia khác cho biết nghiên cứu mới này rất có hiệu quả vì nó cho thấy tác động trực tiếp - có thể định lượng bằng cách đo lường số câu trả lời đúng và sai trong bài kiểm tra, từ việc đọc văn học chỉ trong vài phút.

Nicholas Humphrey, nhà tâm lý học tiến hóa, người đã viết nhiều về trí thông minh của con người và không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Đó là một kết quả thực sự quan trọng. Rằng họ yêu cầu các đối tượng đọc trong vòng ba đến năm phút và họ nhận được những kết quả này thật đáng kinh ngạc.”

Ông cũng cho biết ông đã kỳ vọng rằng việc đọc nói chung sẽ khiến con người đồng cảm và thấu hiểu hơn. Ông nói: “Tuy nhiên, việc tách biệt tiểu thuyết văn học và chứng minh rằng nó có tác dụng khác với các thể loại khác là điều cần chú ý”.

Các chuyên gia cho biết kết quả này ngụ ý rằng mọi người có thể cải thiện các kỹ năng xã hội như sự đồng cảm, giống như việc xem một đoạn phim từ một bộ phim buồn có thể khiến người ta cảm thấy xúc động hơn.

Keith Oatley, giáo sư danh dự về tâm lý học nhận thức tại Đại học Toronto, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Điều này thực sự xác định rõ hướng nguyên nhân - kết quả. Những người này đã thực hiện không chỉ một mà là năm thí nghiệm và họ có những tác động tương tự.”

Các nhà nghiên cứu – Emanuele Castano, giáo sư tâm lý học và David Comer Kidd phát hiện ra rằng những người đọc tiểu thuyết văn học đạt điểm cao hơn những người đọc tiểu thuyết đại chúng. Điều này đúng mặc dù khi được hỏi, các đối tượng cho biết họ không thích tiểu thuyết văn học nhiều. Những người đọc tiểu thuyết văn học cũng đạt điểm cao hơn những người đọc sách phi hư cấu - và những người đọc tiểu thuyết đại chúng cũng mắc nhiều lỗi như những người không đọc gì.

Các tác giả của nghiên cứu và các nhà tâm lý học hàn lâm khác cho biết những phát hiện như vậy nên được các nhà giáo dục thiết kế chương trình giảng dạy xem xét. Tiểu thuyết văn học đặt bạn vào vị trí của người khác - những cuộc sống có thể khó khăn hơn, phức tạp hơn, nhiều hơn những gì bạn đã quen trong tiểu thuyết đại chúng. Điều đó dẫn đến sự đồng cảm và hiểu biết hơn về những cuộc sống khác.”

Ông nói thêm: “Có lẽ tiểu thuyết đại chúng là là một cách đối phó nhiều hơn với bản thân của một người, với mong muốn, nhu cầu của chính họ.”

Ông Kidd, một trong những nhà nghiên cứu cho biết, trong tiểu thuyết đại chúng, “tác giả nắm quyền kiểm soát và người đọc có vai trò thụ động hơn”.

Còn trong tiểu thuyết văn học, như Dostoyevsky, “không có tiếng nói tác giả duy nhất và bao quát,” ông nói. “Mỗi nhân vật là một phiên bản thực tế khác nhau, và bạn phải tham gia với tư cách là người đọc vào phép biện chứng này, đó thực sự là điều bạn phải làm trong cuộc sống thực.”

- Trạm Đọc

- Theo The New York Times

Tags: