Bạn sẽ ước mình biết điều này từ khi còn trẻ: những trích dẫn truyền cảm hứng trong các cuốn sách nổi tiếng
Bạn sẽ ước mình biết điều này từ khi còn trẻ: những trích dẫn truyền cảm hứng trong các cuốn sách nổi tiếng
Tôi cực kì khuyên các bạn nên đọc những cuốn sách sau và hình thành nhân sinh quan của chính mình. Nhưng nếu như bạn chỉ có những khối thời gian từ 45-90 giây, thì đây là một danh sách thời gian để đi qua những ý tưởng có thể thực hiện được từ mỗi cuốn sách.

Quiet (tạm dịch: Im lặng: Sức mạnh của người hướng nội trong một thế giới không ngừng nói) - Susan Cain

 

  1. Người hướng ngoại nhận năng lượng từ kích thích bên ngoài, trong khi người hướng nội nhận năng lượng từ bên trong.
  2. Người hướng nội cực kì nhạy cảm do quá trình xử lí thông tin mãnh liệt. Họ bị kích thích bởi những chủ đề trong những cuộc nói chuyện sâu sắc. Họ nhận thức tầm ảnh hưởng của cách hành xử và có xu hướng phản chiếu lại với chính họ.
  3. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở trong bộ não. Não của người hướng nội nhận biết cảm xúc một cách sâu sắc hơn, phát hiện sự thay đổi nhanh chóng hơn và phản ứng mạnh mẽ hơn với những nhân tố kích thích bên ngoài.
  4. Những đứa trẻ hướng nội sẽ phát triển tốt trong một môi trường phù hợp. Các bậc cha mẹ nên hiểu tạo sao đứa bé không cảm thấy thoải mái trong những tình huống phải tiếp xúc với nhiều người và nên dần dần phát triển sự tự tin của các em..
  5. Thế giới phương Tây ưa thích những người hướng ngoại như là một tính cách lí tưởng. Thỉnh thoảng những người hướng nội có thể và phải cư xử như những người hướng ngoại.
  6. Những công ty nên nhận ra sự khác biệt giữa người hướng nội và người hướng ngoại, và cung cấp môi trường làm việc và quá trình một cách linh hoạt để tối đa hóa tiềm năng của tất cả nhân viên của họ.
  7. Những người lãnh đạo sở hữu tính cách hướng ngoại thường tuyệt vời trong việc đưa ra các quyết định nhanh chóng. Còn những người lãnh đạo với tính cách hướng nội thường giỏi trong tình huống cần thiết phải cân nhắc cẩn thận một quyết định. Một nhà lãnh đạo tài năng thực sự có thể kết hợp tài năng của cả hai.

 

Cả tính cách hướng nội và hướng ngoại đều có thể cùng nhau tối đa hóa hiệu suất của họ với sự thấu hiểu quan điểm của người kia.

 

 

Đọc thêm: Review sách Im lặng - Sức mạnh của người hướng nội từ Trạm Đọc

 

Nghệ thuật bài trí của người Nhật - phép màu thay đổi cuộc sống - Marie Kondo 

 

  1. Sau khi hình dung ra không gian sống và cuộc sống mơ ước, bạn sẽ bắt đầu dọn dẹp lại không gian của mình và tiến gần hơn tới cuộc sống lý tưởng.
  2. Một môi trường gọn gàng là nơi bạn có thể tiếp cận những thứ bạn thực sự cần và thực sự yêu thích. Đừng giữ những thứ bạn không thích với suy nghĩ rằng sau này bạn có thể cần tới chúng.
  3. Mục đích của việc dọn dẹp nhà cửa là tạo ra một khoảng trống giúp cải thiện cơ thể và tâm trí của bạn.
  4. Phân loại đồ vật bằng cách đánh giá mục đích và tính hữu dụng của chúng. Tự hỏi bản thân: Thứ này có khiến tôi hạnh phúc không? Mục đích của nó là gì?
  5. Việc vứt bỏ đồ đạc cũng có mang lại lợi ích cho sức khỏe thông qua việc lau dọn bụi bẩn và mang không khí trong lành vào bên trong ngôi nhà bạn.
  6. Giữ lại những thứ từ quá khứ còn đem lại cho bạn sự vui vẻ. Sắp xếp lại những kí ức tích cực của bạn có thể giúp dẫn bạn đến tương lai lí tưởng.
  7. Bắt đầu với những hạng mục dễ dàng nhất, ví dụ như quần áo, sách vở, tài liệu, đồ đạc lộn xộn và kết thúc với những đồ vật gắn bó với bạn. Tự hỏi bản thân xem liệu đồ vật này có tương xứng với nhu cầu và ước muốn của bạn hiện thời hay tầm nhìn cho tương lai lí tưởng của bạn hay không.
  8. Tạo ra một thứ tự trực quan đơn giản và thu hút khi cất giữ và sắp xếp. Vẻ ngoài đẹp mắt tạo ra sự thoải mái trong khi sự cất giữ đơn giản giúp loại bỏ stress của việc đi tìm kiếm những thứ đồ đạc linh tinh.
  9. Dọn dẹp là một quá trình dài hơi bởi bạn cần phải thể hiện sự tôn trọng và quá trình suy xét với đồ đạc. Làm rõ mối quan hệ của bạn với đồ đạc để nhận được một cảm giác mang tính trực giác hơn về thứ gì hữu dụng và thứ gì không.
  10. Xác định mục đích sử dụng của một đồ vật bằng cách đặt câu hỏi: Tại sao tôi lại có nó? Khi nào? Và bằng cách nào? Hãy rõ ràng về mục đích của chúng và xem liệu chúng đã hết giá trị sử dụng hay chưa.
  11. Đừng ngần ngại bỏ bớt đồ vật. Nếu đó là thứ bạn không có thời gian để sử dụng/ đọc hay mặc, có khả năng là bạn sẽ không hề nhớ nó khi nó ra đi.
  12. Những đồ vật gắn với cảm xúc thường khó bỏ, chính vì vậy hãy tự hỏi bản thân: Nó có khiến bạn hạnh phúc khi bạn nhìn thấy không? Thậm chí bạn có nhìn nó một chút nào không? Nếu như nó đã ở trong kho rất lâu rồi, vậy thì có lẽ đồ vật đó thực sự ít quan trọng đối với bạn hơn bạn nghĩ.

 

Bạn chỉ cần dọn dẹp một lần là có thể tạo ra ảnh hưởng lâu dài lên cuộc sống của mình, bởi không gian là hiện thân cho lối sống trong mơ của bạn.

 

 

Đọc thêm: Review sách Nghệ thuật bài trí của người Nhật từ Trạm Đọc

 

Món quà của sự không hoàn hảo - Brene Brown

 

  1. Lựa chọn trở thành con người chân thật của bạn, chứ không phải người mà bạn nghĩ bạn nên trở thành.
  2. Hãy dám sống không hoàn hảo, để kể câu chuyện về bạn là ai với toàn bộ trái tim của mình.
  3. Hãy có lòng trắc ẩn, tử tế với chính bản thân để học cách tử tế với người khác.
  4. Chấp nhận tổn thương, những thứ khiến bạn tổn thương, hay khiến bạn xinh đẹp. Đó là lòng sẵn sàng làm một điều gì đó ở nơi không hề có sự đảm bảo. 
  5. Đừng làm tê liệt cảm giác tổn thương. Không ai có thể lựa chọn cảm xúc nào có và cảm xúc nào không. Nếu bạn làm tê liệt những cảm xúc khó khăn, bạn cũng không thể cảm thấy vui vẻ, biết ơn và hạnh phúc.
  6. Đừng tạo ra những sự chắc chắn một cách không chắc chắn. Nó là một vòng tròn luẩn quẩn của việc ai đúng ai sai.
  7.  

     

    Sự hoàn hảo không đáng để theo đuổi vì cơ bản, nó là nỗi sợ bị xấu hổ. Nó khiến giá trị của chúng ta phụ thuộc vào việc chấp nhận từ phía người khác.

     

  8. Khả năng phục hồi đến từ hy vọng, và hy vọng là khả năng có thể học và luyện tập. Hy vọng đến từ việc nói với bản thân nơi mà bạn muốn đến, tìm ra cách để đến đó và nói với bản thân rằng bạn có thể đến đó.
  9. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu bạn biết ơn những thứ mà bạn có, hơn là nghĩ rằng bạn không có đủ.
  10. Bạn có thể lựa chọn hạnh phúc bằng cách luyện tập sự biết ơn thay vì cảm thấy hạnh phúc như là một kết quả tác động bởi các nhân tố bên ngoài.
  11. Không có những thứ gọi là “những người sáng tạo” và “những người không sáng tạo”. Chỉ có những người sử dụng sự sáng tạo và những người không.
  12. Chơi bời và nghỉ ngơi cũng quan trọng như làm việc. Chơi ítbằng với phiền muộn và nghỉ ngơi ít bằng với kiệt sức.
  13. Trong cuộc sống bận rộn và đầy căng thẳng của chúng ta, sự lo lắng luôn luôn ở đó. Hiểu lý do và dành thời gian để nghĩ về nó sẽ cho phép bạn quản lí sự lo lắng thay vì để nó định nghĩa cuộc đời bạn.
  14. Tìm ra tài năng của bạn. Chấp nhận chúng và kết hợp chúng vào cuộc sống của bạn cho dù thậm chí chúng chẳng giúp kiếm ra tiền. Bạn có thể khiến cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn bằng cách chia sẻ chúng với thế giới.
  15. Sự kết nối là lí do vì sao bạn ở đây, nó là thứ tạo ra mục đích và ý nghĩa.
  16. Khả năng cảm thấy được kết nối là cách chúng ta liên kết.
  17. Cảm giác thất vọng có thể dễ dàng được hiểu như sự sợ hãi của việc mất kết nối, “Tôi có đáng để kết nối không?” và “Tôi không __________ đủ.”
  18. Nền tảng của sự hổ thẹn là việc dễ bị tổn thương mà chúng ta tự cho phép chính bản thân mình được nhìn thấy.
  19. Đổ lỗi là một cách để giảm bớt đau đớn và cảm giác không thoải mái.

 

Mindset (tạm dịch: Hệ tư duy) - Carol Dweck

 

  1. Con người có rất ít sự kiểm soát về đặc điểm và dáng vẻ bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên chúng ta có thể kiểm soát khả năng về nhận thức và thể chất.
  2. Tư duy của chúng ta quyết định liệu chúng ta có tin rằng mình có thể học hỏi, thay đổi và phát triển hoặc không.
  3. Người với tư duy bảo thủ tin rằng năng lực được sinh ra một cách tự nhiên và cố hữu.
  4. Học sinh với một tư duy bảo thủ tin rằng chúng chỉ có thể làm những thứ mà chúng có khả năng bẩm sinh. Chính vì vậy, chúng bị sập bẫy vào sự đánh giá làm tốt hay không làm tốt thứ gì đó.
  5. Người với tư duy cầu tiến tin rằng thay đổi và tiến bộ là có thể nếu họ đủ cố gắng.
  6. Học sinh với tư duy cầu tiến tìm kiếm sự tiến bộ được giải phóng với năng lượng của “chưa đến lúc”. “Chưa đến lúc” khiến chúng tự tin hơn và dẫn đường đến tương lai sẽ tạo ra sự bền chí.
  7. Để khuyến khích tư duy cầu tiến, chúng ta cần khen ngợi quá trình học sinh tham gia vào: nỗ lực, chiến lược, tập trung,kiên trìg và sự cải thiện của chúng.
  8. Tư duy của một đứa trẻ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư duy của cha mẹ chúng. Những bậc cha mẹ không ngừng học hỏi sẽ là tấm gương cho đứa trẻ để kiên trì và tiếp tục tiến bộ.
  9. Tư duy bảo thủ nhìn nhận thất bại như là thảm họa và không thứ gì rút ra được từ lỗi lầm. Chính vì vậy họ tránh né khó khăn và không cố gắng luyện tập để trở nên tốt hơn
  10. Với những người có tư duy cầu tiến, những thử thách là cơ hội để theo đuổi những hành động mang tính tự quyết đoán - thứ sẽ dẫn tới tự hoàn thiện.
  11. Chúng ta càng sử dụng bộ não để nghĩ càng nhiều thì chúng ta càng nghĩ tốt hơn. Bất cứ ai đều có thể hình thành tư duy cầu tiến và biến những thứ không thể thành có thể.

 

Dấn thân -  Sheryl Sandberg

 

  1. Dù thế hệ đi trước đã có những bước tiến phi thường, chúng ta vẫn còn cách xa sự cân bằng giới.
  2. Nếu bạn (những người phụ nữ) muốn ở lực lượng lao động, bạn có sức mạnh để thay đổi tình trạng hiện tại và cải thiện cân bằng giới.
  3. Những người phụ nữ nội trợ cũng có thể giúp cải thiện cân bằng giới bằng cách không khiến những người phụ nữ công sở cảm thấy tội lỗi và thiếu an toàn, và ngược lại.
  4. Phụ nữ tự động đánh giá thấp khả năng của chính họ. Sự thiếu tự tin này làm cản trở thăng tiến nghề nghiệp.
  5. Nhìn chung, đàn ông cho rằng họ thành công là nhờ chính họ, còn phụ nữ quy thành công mình đạt được cho những nhân tố bên ngoài. Điều này là đáng bận tâm bởi vì không ai có thể thăng tiến nếu họ không nghĩ họ xứng đáng với thành công của họ hoặc họ không chiếm lấy một cái ghế tại một cuộc họp quan trọng.
  6. Ngày nay, có vô số con đường dẫn tới đỉnh cao, chính vì vậy hãy linh hoạt trên lộ trình của bạn. Nhưng nhân tố cốt yếu vẫn nên là: tiềm năng cho sự phát triển.
  7. Sự thành công và việc được ưa thích được nhìn nhận tương quan một cách tích cực với đàn ông, nhưng một cách tiêu cực với phụ nữ. Chính vì vậy, phụ nữ cần định hướng đường giới mỏng manh giữa tham vọng và việc được ưa thích.
  8. Để giao tiếp hiệu quả, đầu tiên hãy thử nhìn nhận quan điểm của người khác, sau đó luyện tập sự chân thật (tức là trở nên thành thật) và sự thích đáng (cân nhắc cảm xúc của người khác).
  9. Cách hiệu quả để tìm một người cố vấn (mentor) là phải giỏi trước đã, chứ không phải là tìm một người hướng dẫn rồi bạn có thể trở nên xuất chúng.
  10. Tư vấn là một mối quan hệ có đi có lại. Người cố vấn cũng nên thu về những thông tin hữu ích hơn là cảm giác tự hào về sự phát triển của người được cố vấn.
  11. Sự công bằng là một vấn đề toàn cầu, kể cả tại nơi làm việc và gia đình bởi vì nó cũng là về kì vọng được đặt ra cho người mẹ mà sẽ kéo người phụ nữ ấy ra khỏi sự nghiệp.
  12. Một người bạn đời đối xử bình đẳng với bạn có thể giúp bạn đồng thời mở rộng cả sự nghiệp và tạo tấm gương tốt cho sự phát triển của con cái.
  13. Giữ mình trong guồng quay công việc tại công sở càng nhiều càng tốt trước khi cón tinh thần lên kế hoạch cho một đứa trẻ. Lên kế hoạch và suy nghĩ về đứa bé có thể khiến sự nghiệp của bạn dậm chân tại chỗ ngay khi đứa bé ra đời.

 

Không ai có thể hoàn hảo cả tại nhà và tại công sở. Tập trung vào điều thực sự quan trọng và thỏa mãn ở hiện tại để tạo ra sự cân bằng.

 

 

Đọc thêm: Review sách Dấn thân từ Trạm Đọc

 

The Defining Decade (Tuổi 20 – những năm tháng quyết định cuộc đời bạn) - Meg Jay 

 

  1. Công việc trong những năm 20 giúp bạn xây dựng tài sản cá nhân, ví dụ như kĩ năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề. Hãy mở rộng tài sản của bạn với những kinh nghiệm độc nhất và những cơ hội.
  2. Khoảng 2/3 sự tăng trưởng về tiền lương cả cuộc đời xảy ra trong mười năm đầu của sự nghiệp. Việc thiếu mục tiêu nghề nghiệp trong những năm 20 tuổi sẽ làm ngắn lại thời gian tăng trưởng tiền lương cho đến những năm 30, khi mà bạn phải lập gia đình vàcó những ràng buộc về thế chấp.
  3. Kết nối với những người ngoài vòng tròn bên trong của bạn bằng cách khiến bản thân tương thích với họ. Tìm hiểu họ và đòi hỏi sự ủng hộ được định nghĩa rõ ràng.
  4. Thực tế,có giới hạn những lựa chọn cho những người đang trong những năm 20 tuổi. Đó là một điều tốt bởi có quá nhiều lựa chọn thường khiến quyết định trở nên khó khăn, điều không dẫn tới hành động nào cả.
  5.  

     

    Phần lớn chúng ta đều biết chúng ta thực sự muốn gì, chúng ta chỉ không biết làm thế nào để thực hiện nó. Chính vì vậy, chúng ta phản ứng bằng cách đuổi theo một thứ gì đó khác.

     

  6. Bạn dành rất nhiều thời gian trong trường học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Nhưng bạn không được hưởng một chút đào tạo nào cho việc chuẩn bị cho bạn đời tương lai. Hãy học cách đầu tư cho những mối quan hệ của bạn.
  7. Một loạt những mối quan hệ thiếu sự cam kết trong những năm 20 có thể hủy hoại cơ hội của bạn trong việc tìm tình yêu lâu dài do sự thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển mối quan hệ.
  8. Những năm tuổi 30 của bạn là khi bạn phải chịu áp lực về việc hôn nhân và xây dựng gia đình. Nếu đó là lí do mà bạn cưới, bạn thường không có hôn nhân hoàn hảo.
  9. Nghĩ kĩ hơn về người mà bạn hẹn hò trong những năm tuổi 20 có thể là một cơ hội để khám phá ra những phẩm chất thực sự quan trọng với bạn.
  10. Phẩm chất quan trọng nhất để cân nhắc là liệu cả hai người có chia sẻ chung quan điểm cuộc sống hay không. Một cặp đôi có thể có khả năng thỏa hiệp và hòa giải nếu họ cùng chia sẻ chung quan điểm.
  11. Những năm tháng tuổi 20 của bạn là khoảng thời gian để thử nghiệm những thứ mới mẻ và tăng tốc quá trình học hỏi bởi não bạn sẽ không bao giờ học những thứ mới nhanh chóng như vậy một lần nữa.
  12. Tự ti và sợ hãi thất bại là điều bình thường ở những năm 20 bởi phần thuộc về cảm xúc của não bạn phát triển nhanh hơn phần về lí trí. Hãy học cách nhận biết những cảm xúc này và kiểm soát chúng.

 

Lời Nói Dối Vĩ Đại Của Não - Kelly McGonigal

 

  1. “Tôi sẽ không” là sức mạnh để kháng cự sự cám dỗ khi toàn bộ cơ thể của bạn muốn nói “có”.
  2. Quyết định những thứ thách “Tôi sẽ không” cơ bản với câu hỏi này: Thói quen nào có hại cho sức khỏe, sự hạnh phúc hay sự nghiệp của bạn?
  3. “Tôi sẽ” là nguồn sức mạnh để làm nhũng thứ không thoải mái nhưng cần thiết cho sự phát triển tốt đẹp hơn của tương lai bạn.
  4. Đặt ra thử thách “Tôi sẽ” quan trọng nhất bằng câu hỏi: Những thứ gì bạn nên ngừng trì hoãn để giúp cải thiện cuộc sống của bạn?
  5. “Tôi muốn” là sức mạnh để nhớ thứ mà bạn thực sự muốn, giúp kháng cự những cám dỗ hiện thời.
  6. Đặt ra thử thách “Tôi muốn” với câu hỏi này: Mục đích lâu dài mà bạn nên tập trung vào là gì? Những cám dỗ nào đang cản trở bạn theo đuổi mục tiêu?
  7. Khi tâm trí bạn bị phân tán, bạn sẽ có nhiều khả năng đầu hàng những cám dỗ ngay lập tức, thứ che lấp mục tiêu lâu dài của bạn.
  8. Thiền huấn luyện sự tự nhận thức liên tục của bạn, giúp bạn nhận ra khi bạn bị phân tâm và cần tập trung trở lại.
  9. Ý chí là một thứ bản năng, nó là sự phản ứng dừng-lại-và-lập-kế-hoạch mà tập trung vào sự xung đột nội tại giữa phần cảm xúc và lí trí. Nó làm bạn chậm lại để giúp kiểm soát sự kích động của bạn.
  10. Nâng cao ý chí bản năng của bạn bằng cách giảm thiểu stress lên tâm hồn và cơ thể, ví như sự giận dữ, lo lắng và bệnh tật. Thiền, tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh và dành thời gian cho những người yêu thương đều có thể giúp thực hiện điều này.
  11. Ý chí cũng là một loại cơ bắp có thể luyện tập. Những thử thách ý chí nhỏ và thường xuyên có thể dần dần cải thiện khả năng tự kiểm soát của bạn.
  12. Stress khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân mình, điều thúc đẩy bạn làm một thứ gì đó để khiến bạn cảm thấy tốt hơn, và sự thúc đẩy ngay lập tức đó thường dẫn tới những hành động mà bạn sẽ phải cảm thấy hối tiếc về sau.
  13. Giải tỏa stress một cách khôn ngoan bằng cách đặt ra những mục tiêu thực tế để giảm thiểu những vấn đề gây ra stress, bởi đặt ra mục tiêu quá cao sẽ ngăn cản bạn từ bỏ nỗ lực.
  14. Khi chúng ta quá tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, chúng ta sẽ đưa ra những quyết định về sau sẽ hối hận. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể hình dung tương lai và nghĩ ngược về hiện tại, chúng ta có thể nhìn ra hậu quả trong tương lai của chúng ta là cái gì, tốt hay xấu.
  15. Sự hài lòng tức thì kết hợp cùng với hệ thống trao thưởng của não bộ khiến cho sự cám dỗ trở nên quá quyền lực để kháng cự bởi chúng thường hữu hình. Chính vì vậy, chúng ta đánh giá thấp giá trị của việc luyện tập tự kiểm soát và dẫn tới những quyết định đáng tiếc.
  16.  

     

    Việc đàn áp những ham muốn khiến chúng thực sự trở nên mạnh mẽ hơn. Thay vào đó, hãy cống hiến năng lượng của bạn cho ý tưởng rằng bạn sẽ thực hiện một điều gì đó khác, hoặc quan sát ham muốn của bạn và tưởng tượng nó trôi qua như một đám mây.

     

     

  17. Bởi vì môi trường xã hội có thể ảnh hưởng đến chúng ta, những người bạn sở hữu ý chí mạnh mẽ có thể ảnh hưởng lên chính chúng ta. Thu nhận ảnh hưởng tích cực cùng bạn bè và gia đình bằng cách thực hiện những thử thách ý chí cùng nhau.

 

The Charisma Myth - Olivia Fox Cabane

 

  1. Uy tín là một bộ ứng xử dựa trên ngôn ngữ cơ thể mà bất cứ ai cũng có thể học, bắt đầu với tâm trí của bạn.
  2. Tương tự như hiệu ứng Placebo (hiệu ứng giả dược), tạo ra sự uy tín từ nội tại sẽ dẫn đến thể hiện uy tín thông qua ngôn ngữ cơ thể.
  3. Thiết lập sự tồn tại bằng cách ở bên người khác một cách hoàn toàn và lắng nghe có chủ đích để tạo ra sự gắn kết về cảm xúc, thay vì suy nghĩ về thứ gì khác và bị xao nhãng.
  4. Trở nên mạnh mẽ và đối xử tử tế với người khác là sự kết hợp cơ bản để thiết lập uy tín.
  5. Bốn phong cách uy tín: Tập trung – để cho mọi người biết là bạn hoàn toàn hiện diện. Có tầm nhìn – truyền cảm hứng cho người khác để tin vào thứ gì đó. Tử tế - khiến cho người khác cảm thấy được nhìn nhận và chấp nhận. Uy quyền – khiến người khác tin rằng bạn có thể thay đổi cuộc sống của họ.
  6. Thiết lập bất cứ phong cách uy tín nào phụ thuộc vào tình huống cũng như tính cách, mục tiêu của bạn.
  7. Tạo ra ấn tượng đầu tiên đặc biệt bằng cách chú ý đến người khác, thiết lập sự đồng điệu và gắn với những chủ đề tích cực.
  8. Sự không thoải mái về mặt tinh thần hay thể chất sẽ biểu hiện ra ngôn ngữ cơ thể của bạn, ảnh hưởng đến uy tín của bạn. Hãy lên kế hoạch từ trước, cẩn thận và điều chỉnh tương ứng để vượt qua sự không thoải mái.
  9. Giảm thiểu ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực bằng cách bớt bi kịch hóa – bạn không phải là người duy nhất đã từng trải qua nó.
  10. Vượt qua những suy nghĩ tiêu cực bằng cách vô hiệu hóa – thứ mà tâm trí bạn nhận thức không phải luôn luôn chính xác về hiện thực.

 

Difference - Bernadette Jiwa 

 

  1. Tạo ra sự khác biệt bằng cách tìm ra thứ mà người ta thực sự cần. Điều này bao gồm hiểu biết thật sự về vấn đề của một ai đó. Bước tiếp theo là tạo ra và tung ra một sản phẩm. Đây được gọi là suy nghĩ đồng cảm.
  2. Giao tiếp với khách hàng bằng cách kể một câu chuyện mà họ có thể kết nối. Thu hút họ với tư cách những cá nhân, không phải một phần của đại chúng.
  3. Tập trung vào nguyên tắc kinh doanh của bạn (điểm mạnh và điểm yếu) và thị trường (làm thế nào bạn có thể sử dụng thông tin trong ngành công nghiệp, hay thay đổi chúng)
  4. Mục đích của bạn là thứ mà bạn muốn đạt được, và ảnh hưởng mà bạn muốn tạo ra cho thế giới.
  5. Hiểu bản chất về thói quen và ham muốn của khách hàng.
  6. Tạo ra một thứ gì đó tạo sự kết nối cá nhân, điều đảm bảo họ sẽ nhận thức được sự khác biệt và họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của bạn.
  7. Sản phẩm của bạn phải lấp đầy một chỗ trống trong đời sống của con người, chứ không chỉ là điền lỗ hổng của thị trường. Tạo ra một sự khác biệt thực sự cho con người.

 

The Creator’s Code - Amy Wilkinson

 

  1. Những nhà doanh nhân nên cảnh giác và tiếp cận theo những cách sau: 1) Cấy một ý tưởng đã được chứng minh từ một nơi và tiếp nhận nó cho một thị trường khác với thay đổi 2) Thiết kế hoàn toàn những sản phẩm mới để xử lí những vấn đề chưa được giải quyết. 3) Tập hợp những nhân tố đã tồn tại theo những cách đầy sáng tạo để tạo ra một sản phẩm mới.
  2. Chờ đợi “khoảnh khắc hoàn hảo” để hành động thường không dẫn tới hành động. Bắt đầu từ những điều đơn giảnvà học cách để vượt qua trở ngại, bạn có thể xây dựng được đà để tiến lên những khoảnh khắc vĩ đại đó.
  3. Nhìn nhận lại quá khứ, nhớ lại cả thất bại và thành công, không giúp ích được gì bởi nó khiến bạn xao nhãng khỏi việc tập trung vào tương lai. Học hỏi từ những lỗi lầm trong quá khứ, tạm thời đặt sang bên cạnh những thành công trước đó, và sau đó tiếp tục tiến lên.
  4. Bạn càng thiết lập vòng tròn OODA (Observe – quan sát, Orient – Định hướng, Decide – Quyết định, Act – hành động) nhanh, bạn càng có thể cập nhật những giả định của bạn nhanh chóng và càng tiến gần hơn đến thành công.
  5. Quan sát (người ta sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào), Định hướng (phân tích và tính toán những ý tưởng cải thiện), Quyết định (hình thành nên giả thuyết cải thiện) và hành động (tiến hành giả thuyết).
  6. Chấp nhận thất bại bằng cách suy nghĩ về bất cứ lỗi lầm nào mà bạn mắc phải, nhưng không từ bỏ. Bản thân sự thất bại không phải là điều tích cực hay tiêu cực. Thất bại hầu như không phải là một quá trình do đó bước tiếp theo sẽ được làm rõ cho bạn, bởi bạn đã học được từ chính sự thất bại.
  7. Không ngừng phấn đấu tiến lên phía trước sau những thất bại. Khả năng tự phục hồi sẽ mang bạn đến gần hơn với thành công.
  8. Nhóm với chuỗi kĩ năng đa dạng là một nhóm có nhiều nguồn lực hơn để phát triển một giải pháp đột phá hoàn thiện hơn, nhờ những quan điểm khác biệt.

 

Hãy chia sẻ và giúp đỡ một cách hào phóng, bởi con người thường cảm thấy hạnh phúc khi được trả ơn.

 

 

Trạm Đọc (Read Station)

Theo Medium