Cô độc là khao khát được gần gũi, được hòa vào, hòa trong, hòa chung, để thâu tóm lại những gì đã bị chia tách, bị bỏ lại, đổ vỡ hay bị cô lập. Cô độc là ham muốn được sáp nhập, được có cảm giác vẹn nguyên.
Đó là một công việc vui vẻ, khâu mọi thứ lại với nhau, vá chúng bằng vải bông hay sợi chỉ. Thực tế, nhưng cũng là biểu tượng, một công việc của đôi tay và cả khối óc. Một trong những suy nghĩ sâu xa nhất về ý nghĩa chứa đựng trong những công việc như thế này là của nhà phân tâm học và bác sĩ nhi khoa D.W. Winnicott, một người thừa kế công trình của Melanie Klein. Winnicott bắt đầu sự nghiệp phân tâm học của mình bằng cách trị liệu cho những đứa trẻ được tị nạn trong Thế chiến Thứ hai. Ông đã làm việc cả đời về sự gắn bó và chia li, từ đó phát triển những khái niệm về đồ vật chuyển tiếp, sự chiếm hữu, cái giả ngã và chân ngã, và cách mà chúng hình thành để phản ứng lại môi trường nguy hiểm và an toàn.
Trong cuốn Vui chơi và Thực tại, ông miêu tả một ca bệnh của một cậu bé mà mẹ cậu liên tục bỏ cậu để nằm viện, đầu tiên là để sinh ra em gái của cậu, và sau đó là để tiếp nhận điều trị trầm cảm. Theo dấu những trải nghiệm đó, cậu bé trở nên ám ảnh với những sợi chỉ và cuộn dây, dùng nó để nối đồ đạc trong nhà lại với nhau, buộc bàn vào ghế, treo đệm ngồi trước lò sưởi. Trong một lần nguy hiểm nhất, cậu thậm chí còn một sợi dây quanh cổ em bé gái của cậu.
Winnicott nghĩ rằng những hành động đó, không giống như những gì mà các bậc phụ huynh lo sợ là con họ hư hỏng hay điên khùng, mà thay vào đó là một kiểu tuyên bố, một cách để nói cho mọi người một thứ gì đó mà ngôn ngữ bất lực. Ông nghĩ rằng những gì mà cậu bé đang cố thể hiện vừa là một nỗi sợ hãi việc chia ly, và là khao khát được tìm lại sự kết nối mà cậu đã từng có, nhưng giờ đã không còn nữa. ‘Sợi dây có thể được coi như một sự kéo dài của mọi phương tiện giao tiếp. Dây mang đến sự kết nối, cũng như gộp các đồ vật lại với nhau, giữ chúng lại. Bằng cách hiểu này, sợi dây có một ý nghĩa biểu trưng với tất cả mọi người , với cảnh báo: việc lạm dụng những cuộn dây có thể là bắt nguồn của cảm giác bất an hay thiếu đi sự giao tiếp giữa con người.;
Sợ hãi sự chia ly là ý tưởng chủ đạo trong các nghiên cứu của Winnicott. Khởi thủy là một trải nghiệm từ thời thơ ấu, nó là một bóng ma ám ảnh cho tới khi đứa trẻ lớn lên và có khi là đến tuổi trưởng thành, và sẽ quay lại trong những trường hợp mà đứa trẻ đó dễ bị tổn thương hay cô lập. Và cực đoan nhất là, trạng thái này gợi ra những cảm xúc dữ dội mà ông gọi là trái cây thiếu thốn, bao gồm:
1, thất thần
2, sụp đổ không thể gượng dậy được
3, hoàn toàn cô độc bởi vì không có phương thức nào để giao tiếp
4, loạn thần kinh
Danh sách trên sinh ra từ sự cô đơn, từ ngay trong trung tâm trái tim của nó. Sụp đổ, gục ngã, không còn sức sống, bị nhốt vĩnh viễn trong xà lim của sự cô độc, trong đó một cảm giác về thực tại, về sự giới hạn nhanh chóng nảy nở: nó là hệ quả của sự chia ly, trái đắng của nỗi cô độc.
Điều mà đứa trẻ khao khát trong hoàn cảnh bị bỏ rơi là được vỗ về, được âu yếu, được làm dịu bởi nhịp điệu của hơi thở, của trái tim đang đập, được nhìn lại nụ cười của mẹ. Khi đứa trẻ lớn lên, hay dù là người trưởng thành được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh thiếu thốn hay phải quay trở lại hoàn cảnh mất mát để trải nghiệm lại một lần nữa cảm giác cô độc khởi nguyên đó, những cảm xúc này thường biến thành ham muốn một vật dẫn truyền, những thứ được tôn trọng, được yêu thương để bản thân có thể một lần nữa hàn gắn.
Một trong những điều đáng quan tâm nhất về cậu bé bị ám ảnh bởi những sợi dây của Winnicott là mặc dù ông rất cố gắng để khẳng định rằng hành vi đó là bình thường, ông cũng nhận thấy những nguy cơ tiềm ẩn có liên quan đến nó. Nếu sự kết nối không được phục hồi, ông nghĩ rằng người đó có thể sẽ từ đau khổ hóa thành tuyệt vọng, trong trường hợp đó, những đồ vật chuyển tiếp sẽ trở thành một thứ nghịch cảnh. Trong trường hợp không mong muốn này, tác dụng của sợi dây sẽ biến thành sự phủ nhận việc chia ly. Và khi sợi dây phủ nhận chia ly này biến thành một vật tự thân, nó là một thứ gì đó mang lại nguy cơ và cần phải được chế ngự.
Nhưng theo Winnicott, những hành động kiểu như thế có thể là gì đó mang nhiều ý nghĩa hơn là việc chỉ đơn giản phủ nhận sự chia ly hay cảm xúc. Việc sử dụng các đồ vật dẫn truyền như sợi dây có thể là một cách để thấu hiểu những thương tổn và giúp lành lại những vết thương, gắn kết lại bản thân từ những đổ vỡ để kết nối có thể được phục hồi.
Đọc thêm bài viết chủ đề tương tự:
Tại sao số 1 là con số cô đơn nhất
Tại sao cô đơn là định mệnh (nhưng không sao cả)
Bình yên khi độc bước: Niềm hạnh phúc của nỗi cô đơn