Bận lắm, bận à: Muốn không bận rộn! Hãy tập trung
Bận lắm, bận à: Muốn không bận rộn! Hãy tập trung
Chúng ta sống trong một kỷ nguyên bận rộn. Giá trị của chúng ta được đong đếm bằng năng suất, hiệu quả, tốc độ làm việc, sản lượng, kết quả,… - những cuộc cạnh tranh không hồi kết. Chúng ta bị nhấn chìm trong những cuộc họp, trong dòng xe giờ cao điểm, những bảng tính, những dòng cập nhật trạng thái, tin nhắn thông báo, báo cáo, thư thoại và mọi tính năng đa nhiệm khác. Sự bận rộn bủa vây cuộc sống của ta. Nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên. Bận lắm, bận lắm, bận lắm.
Hãy nhìn xung quanh bạn mà xem: ai cũng đang multitasking (đa nhiệm: làm nhiều việc cùng một lúc). Chúng ta làm nhiều hơn so với trước đây, lấp đầy mọi khoảng thời gian trống có thể bằng công việc. Quang cảnh tại trung tâm của các thành phố lớn đều giống nhau: chúng ta cúi đầu xuống, ánh sáng từ màn hình điện thoại hắt lên mặt chúng ta, công nghệ biến con người thành những cái xác vô hồn.

Chúng ta sống trong một kỷ nguyên bận rộn. Giá trị của chúng ta được đong đếm bằng năng suất, hiệu quả, tốc độ làm việc, sản lượng, kết quả,… - những cuộc cạnh tranh không hồi kết. Chúng ta bị nhấn chìm trong những cuộc họp, trong dòng xe giờ cao điểm, những bảng tính, những dòng cập nhật trạng thái, tin nhắn thông báo, báo cáo, thư thoại và mọi tính năng đa nhiệm khác. Sự bận rộn bủa vây cuộc sống của ta. Nhanh lên, nhanh lên, nhanh lên. Bận lắm, bận lắm, bận lắm.

Số giờ một người Mỹ làm việc ngày một tăng lên nhưng thật ra ta lại kiếm được ít hơn. Bận rộn trở thành chuẩn mực mới. Nếu như bạn không bận rộn, nhất là tại nơi làm việc, bạn bị đánh giá là lười biếng, năng suất kém, không hiệu quả, thậm chí là một sự lãng phí.

 

Ảnh: Marcus Melin

 

Nhưng đối với tôi, bận rộn lại là một lời nguyền. Mỗi khi có ai đó nói với tôi rằng trông tôi bận quá, mặt của tôi nhăn lại và trong tôi cuộn trào cơn đau của sự mỉa mai. Lần nào tôi cũng đáp lại rằng: “Tôi không bận, tôi đang tập trung.

Henry David Thoreau từng nói: “Chỉ bận rộn thôi là chưa đủ. Câu hỏi cần đặt ra là: Chúng ta đang bận rộn vì điều gì?” Nếu được bổ sung cho câu nói này, tôi sẽ nói: “Chỉ bận rộn thôi là chưa đủ. Chúng ta đang tập trung vào những điều gì?

Có một khác biệt lớn giữa “bận rộn” và “tập trung”. “Bận rộn” xoay quanh các vấn đề liên quan đến năng suất: bất kỳ thứ gì khiến tay ta chuyển động, khiến chúng ta di chuyển, làm cho dây chuyền chuyển động. Không phải tự nhiên mà chúng ta gọi những công việc bình thường là “công việc bận rộn.” Công việc bận rộn phù hợp với những nhà máy, robot, kiểu làm việc theo chủ nghĩa phát xít, nhưng không hề phù hợp với những ai đi tìm sự ý nghĩa vào mỗi buổi sáng họ thức dậy.

Mặt khác, tập trung bao gồm sự chú ý, sự nhận thức, và hành động có chủ ý. Mọi người thường nhầm lẫn sự tập trung của tôi với việc bận rộn bởi vì giữa chúng có nhiều điểm tương đồng: cụ thể nhất là khoảng thời gian tôi dành ra để làm việc.

Điểm khác biệt là, tôi không cố làm nhiều việc nhất có thể và dồn toàn bộ tâm trí cho việc mà tôi đang làm. Tập trung không giúp tôi làm được nhiều việc như bận rộn. Vì thế, số việc tôi hoàn thành giảm dần theo năm tháng, nhưng hiệu quả của mỗi việc đều tăng lên – tăng lên rất nhiều. Năm nay tôi chỉ làm một ít việc: viết một cuốn sách, sản xuất một bộ phim, dạy một lớp học viết – nhưng những việc đó luôn chiếm lấy toàn bộ trái tim và tâm trí của tôi.

So với những người đang liệt kê thành tựu của mình, danh sách của tôi sẽ không đẹp lắm. Nó yêu cầu tôi phải nói “không” với hầu hết mọi thứ - nhưng chắc chắn rằng tôi cảm thấy tốt hơn so với việc bận rộn chỉ để được bận.

Đương nhiên lắm khi tôi cũng trượt chân, tôi lại rơi vào cái bẫy bận rộn đang bao trùm lấy nền văn hóa của chúng ta. Mỗi lần như vậy, tôi cố gắng nhận ra sai lầm của mình, sau đó một lần nữa tập trung vào những khía cạnh đáng giá của cuộc sống. Đây là một trận chiến trường kỳ, nhưng rất đáng để đấu tranh.

Vy Vũ | The Minimalist

Tags: