7 bài học kích thích tư duy từ Socrates
7 bài học kích thích tư duy từ Socrates
Socrates là một triết gia Hy Lạp, một thiên tài bí ẩn đã đưa ra một chuẩn mực hoàn toàn mới cho triết học phương Tây. Tiêu chuẩn lý luận do ông đặt ra cùng quan điểm về cuộc sống đã khiến ông trở thành nguồn cảm hứng đáng ngưỡng mộ đối với nhiều người, nhưng cũng có những người buộc tội ông, những người khiến ông bị hành quyết. 

Socrates đã sống một cuộc đời nghèo khó. Mặc dù là một nhân vật quan trọng trong triết học nhưng ông chưa bao giờ nói về bản thân. Những gì chúng ta biết về ông là nhờ thông tin được ghi lại bởi các học trò của ông, bao gồm cả Plato. Nhưng chỉ cần những điều ấy, chúng ta có thể thấy rõ ông có triết lý cùng nhân cách khác biệt và mạnh mẽ.

Mặc dù chúng ta đang sống trong một thế giới khác với thời Socrates nhưng những điều ông nói vẫn có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, và cả hành trình tìm kiếm một cuộc sống bình yên hơn, hạnh phúc hơn của chúng ta. 

1/ Sự khôn ngoan thực sự duy nhất là biết rằng bạn không biết gì cả

Bạn không thể học được bất cứ điều gì nếu bạn nghĩ rằng bạn đã biết rồi, nếu bạn tin rằng mình đã là chuyên gia và không còn gì để học thì bạn thực sự sẽ không có gì để học.

Hãy mở rộng tâm trí, nhận ra rằng bạn có thể sai hoặc nhầm lẫn, nhờ đó bạn mới có thể sẵn sàng học hỏi. Ngoài ra, cho dù bạn biết nhiều đến đâu thì vẫn có vô số thứ bạn không biết.

Bạn sẽ gặp nhiều người khác nhau trong cuộc sống với những kinh nghiệm và kiến ​​thức khác nhau. Trong cùng một ngày, bạn có thể gặp một đại gia và một người ăn mày, và bạn cần học hỏi được từ cả hai và cố gắng hiểu vấn đề của cả hai người và giải quyết vấn đề của họ một cách phù hợp.

 

2/ Những bộ óc lớn thảo luận về những ý tưởng, bộ óc trung bình bàn luận về những sự kiện còn những bộ óc non yếu chỉ nói chuyện về con người

Nói chuyện tầm phào và tham gia vào những cuộc nói chuyện xã giao không mang lại hiệu quả và chẳng dẫn bạn đến đâu là việc của những bộ óc non yếu. Những bộ óc mạnh mẽ hơn sẽ thảo luận về những ý tưởng có sức mạnh tạo ra sự thay đổi để cải thiện mọi người.

Trong ‘V for Vendetta’ có đoạn trích thể hiện rõ quan điiểm này: 

“Remember, remember, the Fifth of November, the Gunpowder Treason, and Plot. I know of no reason why the Gunpowder Treason Should ever be forgotten… But what of the man? I know his name was Guy Fawkes and I know, in 1605, he attempted to blow up the Houses of Parliament. But who was he really? What was he like? We are told to remember the idea, not the man because a man can fail. He can be caught, he can be killed and forgotten, but 400 years later, an idea can still change the world. I’ve witnessed first hand the power of ideas, I’ve seen people kill in the name of them, and die defending them… but you cannot kiss an idea, cannot touch it, or hold it… ideas do not bleed, they do not feel pain, they do not love… And it is not an idea that I miss, it is a man… A man that made me remember the Fifth of November. A man that I will never forget.”

Tạm dịch: Nhớ mãi, ngày 5/11, ngày của súng đạn, âm mưu và sự phản bội. Tôi không biết vì sao súng đạn, sự phản bội không thể bị quên lãng… Nhưng người này có gì? Tôi biết tên anh ấy là Guy Fawkes và tôi biết rằng, vào năm 1605, anh ấy đã cho nổ tòa nhà Quốc hội. Anh ấy là ai? Anh ấy trông như thế nào? Chúng ta nói về một lý tưởng, không phải về anh ấy, vì con người có thể thất bại. Anh ấy có thể bị bắt, bị giết và bị quên lãng, nhưng 400 năm sau, lý tưởng đó vẫn có thể thay đổi thế giới. Tôi đã chứng kiến sức mạnh đầu tiên của lý tưởng, tôi đã nhìn thấy những con người chết vì cái tên của họ, và hi sinh để bảo vệ nó… nhưng bạn không thể hôn một lý tưởng, không thể chạm vào nó, hay giữ nó… lý tưởng không bao giờ phải đổ máu, n không cảm thấy sự đau đớn, nó không thể yêu… Và đó không phải lý tưởng mà tôi nhớ đến, đó là một con người… Một con người đã làm tôi nhớ mãi ngày 5/11. Một con người tôi sẽ không bao giờ quên.”

Hay:

“Creedy: Die! Die! Why won’t you die?… Why won’t you die?

V: Beneath this mask, there is more than flesh. Beneath this mask, there is an idea, Mr. Creedy, and ideas are bulletproof.

Unfortunately, this generation is more after people and their life more than ideas. They are interested in knowing what particular celebrity is eating or wearing instead of thinking of ideas that could change the world for better.”

Tạm dịch: 

“Creedy: Chết! Hãy chết đi! Tại sao anh không chết?… Tại sao anh không chết?

V: Bên dưới chiếc mặt nạ này còn có nhiều thứ hơn cả da thịt. Bên dưới chiếc mặt nạ này, có một ý tưởng, thưa ngài Creedy, và những ý tưởng đó có khả năng chống đạn. Thật không may, thế hệ này theo đuổi con người và cuộc sống của họ hơn là theo đuổi ý tưởng. Họ quan tâm đến việc biết người nổi tiếng cụ thể nào đang ăn hoặc mặc gì, thay vì nghĩ đến những ý tưởng có thể thay đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”

 

3/ Người không hài lòng với những gì mình có sẽ không hài lòng với những gì mình muốn có

Một số người có cảm giác ham muốn có được nhiều hơn nữa. Khi ham muốn này không được kiểm soát, chúng ta gọi đó là lòng tham. Mặt khác, nếu bạn có thể hài lòng với những gì mình có thì có thêm sẽ tốt hơn, nhưng không cần thiết.

Người luôn mong muốn nhiều hơn thay vì biết ơn những gì mình có sẽ không bao giờ hạnh phúc ngay cả khi đã nhận được nhiều hơn. Chúng ta cần trân trọng những gì mình có, tận hưởng và hài lòng với bất cứ điều gì chúng ta may mắn có được và vũ trụ sẽ thưởng cho chúng ta nhiều hơn thế.

 

4/ “‘Gnothi Seauton” (know thyself) - Hãy biết mình!

Một trong những cách để hiểu bản thân là hiểu hệ thống niềm tin của bạn. Theo Socrates, niềm tin của chúng ta là tiềm thức và chúng ta ít bận tâm đến việc xem xét chúng một cách nghiêm túc trước khi chấp nhận chúng.

Do đó, chúng ta từ chối nghe bất cứ điều gì mâu thuẫn với niềm tin của mình. Bây giờ làm sao chúng ta biết hệ thống niềm tin của chúng ta đang gặp vấn đề ở đâu?

Bạn có thể làm bài kiểm tra tâm lý hoặc có thể thiền, hoặc cách dễ dàng và được làm theo nhiều nhất là tự quan sát. Bạn không thể đổ lỗi cho TV, giáo viên, cha mẹ, bạn bè hay thậm chí là chính bản thân bạn về niềm tin mà bạn có, việc đổ lỗi ở đây thậm chí còn không quan trọng. Điều quan trọng là bạn muốn thoát khỏi nó.

Các mối quan hệ bất ổn, lịch trình bận rộn… không nhất thiết là vấn đề, nhưng nếu những vấn đề bạn gặp phải 99% là do chúng gây ra thì bạn cần phải chấp nhận và khắc phục hệ thống niềm tin.

Bạn cần phải quan sát cảm xúc và suy nghĩ của mình, từ bỏ những niềm tin mù quáng đang kìm hãm bạn. Câu trả lời cho câu hỏi của bạn là bên trong bạn!

 

5/ Những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng và những trận chiến chỉ xảy ra đối với những thân xác và ham muốn của nó

Các cuộc chiến tranh đều xảy ra để giành lấy của cải, và lý do tại sao chúng ta phải giành được của cải là do thân xác, vì chúng ta là nô lệ phục vụ nó. 

Mong muốn bất diệt của con người là có được của cải chỉ để phục vụ thân xác mình là gốc rễ của hầu hết tội ác mà thế giới chứng kiến ​​ngày nay. Chiến tranh, bằng cách này hay cách khác, luôn là cuộc tìm kiếm sự giàu có và quyền lực.

Sự khao khát có được của cải và quyền lực chỉ là nhất thời đã khiến con người phải đổ máu. Bất kỳ người nào có thể vượt lên trên niềm tin phục vụ thân xác mình và chấp nhận toàn bộ bản thân mình sẽ không khao khát chiến tranh hay giàu có, họ sẽ sống một cuộc sống hòa bình và thịnh vượng.

 

6/ Nói chung, những lời cầu nguyện của chúng ta nên dành cho những phước lành, vì Chúa biết rõ nhất điều gì tốt cho chúng ta

Đây là một bài học rất sâu sắc từ Socrates. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta biết điều gì tốt hơn cho mình và tiếp tục cầu nguyện, mong muốn điều đó; nhưng chúng ta có thực sự biết mặt trái của mong muốn đó là gì không?

Có một câu nói nổi tiếng khác rằng: “Hãy cẩn thận với những gì bạn mong muốn, bạn có thể sẽ đạt được nó”. Vậy tại sao chúng ta không để Chúa quyết định điều gì tốt nhất cho mình và cầu nguyện cho mọi người được bình an.

Hoà bình và thịnh vượng cho mọi người trên trái đất. Khi cầu nguyện cho một người, chúng ta có thể ước điều gì đó ít đi hoặc sai trái nhưng cầu nguyện cho cả tập thể, chúng ta đang cầu nguyện cho điều gì đó không thể sai trái và Chúa có thể ban phước cho bạn những gì tốt nhất.

 

7/ Từ những ham muốn sâu sắc nhất, sự căm ghét cực độ nảy sinh

Mong muốn sâu sắc là động lực mạnh mẽ. Những cảm xúc rất mạnh mẽ này, khi không được thỏa mãn, sẽ dẫn đến những cảm xúc mạnh mẽ tương đương khác.

Thông thường, điều đó thể hiện dưới dạng sự căm ghét hoặc giận dữ cực độ. Chỉ điều đó thôi cũng đã là một lập luận mạnh mẽ chống lại việc sống trong trạng thái cảm xúc mạnh mẽ. 

Cảm xúc là tốt nhưng vẫn cần có giới hạn. Khi chúng ta đắm chìm hoàn toàn vào những đam mê, khát vọng sâu xa của mình, đó là lúc chúng ta thấy khinh thường chính mình, khinh thường người khác.

- Trạm Đọc

- Tham khảo The Mind Journal

 

Tags: