Ba quy tắc quyền lực trong chọn sách nonfiction
Ba quy tắc quyền lực trong chọn sách nonfiction
Làm thế nào để chọn ra được những cuốn sách hay mà chưa cần đọc chúng? Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi chọn đọc những cuốn nonfiction hay. Tôi cũng sẽ đánh giá một vài cuốn sách tôi từng đọc làm ví dụ, để xem chúng có đáp ứng những tiêu chí tôi đưa ra trong bài này hay không.
Tôi cực kỳ thích đọc nonfiction. Nhưng, có lẽ cũng giống nhiều bạn, tôi không có nhiều thời gian để đọc. Kể cả khi có đủ thời gian để đọc hết một cuốn sách mỗi tuần – mà hiện giờ tôi không thể có đủ - thì chúng ta cũng chỉ đọc được khoảng 3,000 cuốn sách trong suốt cuộc đời mình. Với tốc độ đọc hiện giờ của tôi thì con số này còn giảm xuống rất nhiều.
 

Vì vậy, tôi muốn dành thời gian để đọc những cuốn sách thực sự hay! Nhưng làm thế nào để chọn ra được những cuốn sách hay mà chưa cần đọc chúng? Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn cách tôi chọn đọc những cuốn nonfiction hay. Tôi cũng sẽ đánh giá một vài cuốn sách tôi từng đọc làm ví dụ, để xem chúng có đáp ứng những tiêu chí tôi đưa ra trong bài này hay không.

 

Nhưng làm thế nào để chọn ra được những cuốn sách hay mà chưa cần đọc chúng?

 

Trước khi bắt đầu đọc, xin các bạn hãy nhớ rằng: tất cả những gì tôi sẽ trình bày ở dưới hoàn toàn là từ suy nghĩ chủ quan. Tôi đọc nonfiction như một cách giải trí, và tôi thích nhất là khi được học thêm những điều mới mẻ khi đọc sách, hoặc biết thêm những phương pháp tư duy hay. Những đánh giá uy tín nhất vẫn nên là từ các nghiên cứu đã được công nhận hoặc được công bố rộng rãi tới độc giả. Các tác giả cũng nên hiểu rõ điều này và nên công bằng khi nhìn nhận các đánh giá trái chiều về tác phẩm của mình.

Bây giờ hãy bắt đầu với các quy tắc của tôi.

 

 

Quy tắc 1: Đọc sách của tác giả là những chuyên gia trong lĩnh vực

 

 

Những cuốn nonfiction hay nhất tôi từng đọc thường từ các học giả đã dành cả cuộc đời nghiên cứu về một lĩnh vực. Tôi có thể đọc tên ngay một số cuốn tiêu biểu: Why We Sleep, The Language Instinct, Gödel Escher Bach.
 

Các tác giả trong số này có thể được mô tả với những chức danh mỹ miều như “Giáo sư về [một lĩnh vực nào đó liên quan trực tiếp tới cuốn sách]”. Tương tự, hãy thận trọng khi lựa chọn sách của những tác giả là “chuyên gia”, “người đi đầu trong lĩnh vực” và “nhà báo”.

 

Hãy thận trọng khi lựa chọn sách của những tác giả là “chuyên gia”, “người đi đầu trong lĩnh vực” và “nhà báo”

 

 Đúng, tôi sẽ không chọn những cuốn viết bởi các nhà báo, trừ khi cuốn sách đó viết về báo chí. Nếu tác giả đó không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực đó, ít nhất họ cũng phải là người hoạt động lâu năm. Ví dụ, sách của Malcolm Gladwell thường rất hay – không thể phủ nhận ông là người có tài kể chuyện – nhưng những câu chuyện thường phải có yếu tố sự thật nhất định. Nói chung, tôi nghĩ sách do nhà báo viết thường hơi một chiều.
 

Quy tắc số 1 này của tôi không áp dụng với sách tiểu sử. Tiểu sử thì lại khác. Bạn không cần phải là một nhà sử học để viết một câu chuyện về tiểu sử của John D. Rockefeller, và bạn cũng chẳng cần phải là người thân tín hoặc biết rõ về nhân vật mình sẽ viết. Tôi đã đọc rất nhiều tiểu sử viết bởi các nhà báo. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực này, với kỹ năng và nguồn thông tin dồi dào để đem đến một câu chuyện cuốn hút. Dĩ nhiên, cũng có môt phần chủ quan khi tạo dựng hình ảnh nhân vật trong tiểu sử, nhưng tôi nghĩ đó là do tính chất riêng của loại hình tiểu sử.

 

 

Quy tắc 2: Chỉ đọc những cuốn sách được chấm trên 4 điểm trên Goodreads

 

 

Điểm số trên Goodreads cao hơn 4.0 với khoảng hơn 100 người đánh giá luôn là một chỉ số đáng tin cậy khi chọn sách. Hình ảnh dưới đây minh họa khá rõ cho quan điểm này của tôi:

Tuy nhiên, không may là đánh giá trên Goodreads thường chủ quan, và rất nhiều trong số những người chấm điểm cao có thể được trả tiền để đọc sách và sau đó viết đánh giá tốt về cuốn sách. Đây là lý do điểm số trên Goodreads chỉ là một trong ba quy tắc khi tôi chọn sách. Bạn cũng có thể đọc một số review chấm điểm thấp trước, để xem người đọc chủ yếu khen chê về điểm gì, và những điều đó có khiến bạn không muốn đọc cuốn sách hay không.
 
 

 

Quy tắc 3: Không đọc những cuốn có ghi “đáng ngạc nhiên” ở ngoài bìa sách

 

 

Đây là những cuốn mà thường có những lời giới thiệu có cánh kiểu “sự thật đáng ngạc nhiên” hoặc “khoa học không ngờ tới” về vấn đề này nọ kia. Thường những cuốn như thế này cũng đã bị loại khi xét trong quy tắc số 1 và số 2 rồi. Nhưng nếu chúng vẫn lọt được đến vòng 3 này, hãy dùng quy tắc số 3 để tránh mua những cuốn sách có xu hướng tranh luận một chiều. Những cuốn sách có ghi “đáng ngạc nhiên” ở bìa mà tôi đọc đều như vậy.
Dùng quy tắc số 3 để tránh mua những cuốn sách có xu hướng tranh luận một chiều
 

 

Một số ví dụ

 

Những cuốn sách dưới đây được chọn trong danh sách Goodreads của tôi, và tôi cũng đã chọn các sách được review từ 1 đến 5 điểm. Nếu bạn thắc mắc thì tôi chấm điểm cho những cuốn này không lâu sau khi đọc, và lúc đó tôi chưa lập ra quy tắc số 3. Bây giờ hãy xem quy tắc số 3 này có áp dụng đúng với những cuốn tôi đã chấm điểm hay không:

Điểm

Ghi chú

 

5 điểm

 

  • ✓Viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Why We Sleep: The New Science of Sleep and Dreams của Matthew Walker thật sự là cuốn nonfiction hay nhất tôi đọc trong năm vừa qua. Một cuốn sách quá tuyệt vời. Một chuyên gia đầy kinh nghiệm về giấc ngủ giải thích quá trình của giấc ngủ và lợi ích của một giấc ngủ ngon cũng như tác hại của việc mất ngủ với sức khỏe con người. Tôi đã nói với tất cả mọi người tôi biết rằng hãy đọc cuốn sách này đi vì nó rất hữu ích. Nó cũng đáp ứng đủ 3 tiêu chí của tôi.

 
5 điểm

 

  • ✓Viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses, của Eric Ries. LÀ nhà thành lập một công ty startup, Eric Ries không hoàn toàn được cho là một chuyên gia trong lĩnh vực này khi ông bắt đầu viết cuốn sách, nhưng ông là một người dày dặn kinh nghiệm. Cuốn sách đưa ra những lời khuyên bổ ích và đã được áp dụng bởi nhiều công ty thành công trên toàn thế giới.

 

5 điểm

 

  • ✓Viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Gödel, Escher, Bach: An Eternal Golden Braid là một trong những cuốn sách yêu thích nhất của tôi. Phải mất khá nhiều thời gian để đọc, nhưng những thông tin (và cả sự hài hước nữa!) của cuốn sách là vô giá. Được viết bởi một chuyên gia về khoa học nhận thức và tài liệu so sánh của  trường Indiana University, Gödel, Escher, Bach đã phân tích những chủ đề thường nhật trong đời sống của Kurt Gödel, M. C. Escher, và Johann Sebastian Bach, và liên hệ những thông tin đó với những nguyên lý cơ bản trong toán học, thuyết đối xứng, và trí tuệ con người.

4 điểm



  • ✓Viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Endless Forms Most Beautiful được viết bưởi một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển tiến hóa, và cả chủ đề lẫn lối hành văn của cuốn sách đều rất đẹp.

 

4 điểm

 

  • ✓Viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

In The Gene: An Intimate History, Siddhartha Mukherjee liên hệ câu chuyện thời thơ ấu và gia đình mình với căn bệnh mà ông dành cả cuộc đời để nghiên cứu. Một cuốn sách vừa khai sáng vừa cảm động như thế này là rất hiếm gặp.

 

3 điểm
  • ❌ Không được viết bởi chuyên gia
  • ✓ Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Inferior: The true power of women and the science that shows it, bởi tác giả Angela Saini. Cuốn sách này, được viết bởi một nhà báo, đã không đạt tiêu chí #1. Dù là một cuốn sách khá hay và lôi cuốn, nhưng tôi vẫn tìm ra những điểm không hợp lý và chưa đủ khách quan trong lối lập luận, cũng như việc cố tình bỏ sót các thông tin trái chiều.

 

3 điểm
  • ✓Là loại sách tiểu sử
  • ❌ Điểm Goodreads dưới 4.0
  • ✓Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Alibaba: The House That Jack Ma Built, viết bởi Duncan Clark. Một cuốn sách thú vị, nhưng không đáng nhớ lắm, và cũng không cung cấp thông tin đặc biệt hấp dẫn nào về Alibaba.

 

3 điểm

 

  • ❌ Không được viết bởi chuyên gia
  • ✓Điểm Goodreads trên 4.0
  • ✓Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Outliers: The Story of Success bởi Malcolm Gladwell là một cuốn sách hay, không thể phủ nhận điểu này. Nhưng như những cuốn sách khác cùng tác giả, cuốn sách chọn ra những ví dụ khá chủ quan và từ đó vội vã đi đến kết luận. Người đọc có thể biết thêm những ý tưởng mới, nhưng không có đủ chứng cứ tin cậy để đánh giá.

2 điểm
  • ✓ Được viết bởi chuyên gia
  • ❌ Điểm Goodreads dưới 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

How the Mind Works, bởi Steven Pinker, viết về một chủ đề mà tôi luôn yêu thích. Đây cũng là một tác giả tôi thích, với cuốn Language Instinct, vì vậy tôi đã rất hào hứng khi bắt đầu đọc cuốn này. Tuy nhiên tôi lại hơi bị thất vọng. Tôi chỉ cho cuốn này 2 điểm, và theo điểm số trên Goodreads cuốn này cũng chỉ được chấm 3.97, tức là chỉ đạt 2/3 tiêu chí tôi đặt ra.

 

1 điểm

 

  • ❌ Không được viết bởi chuyên gia
  • ❌ Điểm Goodreads dưới 4.0
  • ✓ Không có từ “đáng ngạc nhiên

Money: Know More, Make More, Give More, bởi Rob Moore. Tôi không thể diễn tả cuốn sách này chán đến mức nào. Và cuốn sách cũng không đạt cả 2 tiêu chí đầu tiên của tôi.  

1 điểm



  • ❌ Không được viết bởi chuyên gia
  • ✓ Điểm Goodreads trên 4.0
  • ❌ Không có từ “đáng ngạc nhiên”

Tôi nghĩ cuốn The One Thing: The Surprisingly Simple Truth Behind Extraordinary Results bởi Gary Keller có quá nhiều thông tin trùng lặp, và mọi ví dụ đều hướng tới việc một người dồn mọi chú ý vào “một việc”, trong khi trên thực tế điều đó là không thực tế. Cuốn này còn có chữ “đáng ngạc nhiên” nữa! Tuy nhiên Goodreads chấm cuốn này khá cao, 4.16 điểm. Đó là lý do tôi không hoàn toàn dựa vào điểm số Goodreads để chọn sách. Các bạn hãy thử đọc cuốn này và xem cảm nhận có khác với tôi không.

 

Chỉ trong vài cuốn sách kể trên, các quy tắc của tôi được áp dụng khá sát sao. Tôi cũng thấy ngạc nhiên! Trung bình, tôi chấm điểm cho những cuốn đạt được cả ba tiêu chí khoảng 4.6 điểm, những cuốn đạt 2 trên 3 tiêu chí khoảng 2.75 điểm, và những cuốn chỉ đạt 1 tiêu chí thì chỉ 1 điểm. Dĩ nhiên, những đánh giá trên là hoàn toàn chủ quan, nhưng tôi cũng cân nhắc rất nhiều trước khi đưa ra các tiêu chí và quy tắc, và với tôi chúng vẫn hiệu quả.
 

Còn các bạn thì sao? Các bạn có các tiêu chí hoặc quy tắc nào khi đọc nonfiction? Hãy cùng chia sẻ nhé!

Theo Herman Schaaf

Thảo Tâm (biên dịch)

 

Tags: