Ba loại lười biếng và cách vượt qua chúng
Ba loại lười biếng và cách vượt qua chúng
Sự lười biếng là một đặc điểm chung của con người, nhưng thật không may, nó ức chế năng lượng của sự tỉnh táo, làm suy yếu sự tự tin và sức mạnh của chúng ta. Và nếu bạn mong muốn chế ngự con quỷ lười biếng trong mình, bạn cần tìm hiểu và khám phá sức mạnh của chúng.

Sự lười biếng là một đặc điểm chung của con người, nhưng thật không may, nó ức chế năng lượng của sự tỉnh táo, làm suy yếu sự tự tin và sức mạnh của chúng ta. Có ba loại lười biếng thường gặp nhất: Lười biếng Thiên hướng thoải mái, Lười biếng Chán nản, và Lười biếng Không quan tâm. Đây là ba kiểu lười đặc trưng khiến chúng ta mắc kẹt trong việc ngày càng suy giảm các thói quen tốt đẹp. Và nếu bạn mong muốn chế ngự con quỷ lười biếng trong mình, bạn cần tìm hiểu và khám phá sức mạnh của chúng.

Loại đầu tiên của sự lười biếng, Thiên hướng thoải mái, dựa trên xu hướng tránh né sự bất tiện. Chúng ta muốn nghỉ ngơi, vậy là chúng ta để cho mình nghỉ ngơi. Nhưng dần dần, tự nuông chiều, ru ngủ bản thân lại trở thành một thói quen, và bạn sẽ dễ dàng trở nên mệt mỏi và lười biếng. Nếu trời mưa, chúng ta thà ở nhà còn hơn ra ngoài làm việc để rồi bị ướt. Ngay từ ngày nóng nực đầu tiên, chúng ta bật máy điều hòa. Trời chỉ vừa chớm trở lạnh, chúng ta liền tăng nhiệt độ máy sưởi. Cứ thế, theo cách này, con người dần mất liên lạc với kết cấu tự nhiên của cuộc sống và trở nên quen dần với các kết quả tự động.

Image result for laziness

Thiên hướng thoải mái này có thể khiến chúng ta trở nên hung dữ. Bạn sẽ rất dễ  trở nên cáu bẳn với sự bất tiện. Khi xe không hoạt động, khi mất nước hoặc dịch vụ điện, khi phải ngồi trên nền đất lạnh mà không có đệm, bạn gần như sẽ phát điên lên. Thiên hướng thoải mái làm giảm sự đánh giá của con người  về mùi vị, âm thanh và màu sắc. Nó cũng khiến chúng ta không hài lòng. Bằng cách nào đó, chúng ta luôn biết trong lòng rằng niềm vui thuần khiết không phải là con đường dẫn đến hạnh phúc lâu dài.

Loại lười biếng thứ hai là Chán nản. Bạn sẽ cảm thấy một cảm giác tuyệt vọng, rằng “khổ thân tôi”. Bạn cảm thấy rất nghèo nàn và khổ sở đến mức không thể đối phó với thế giới này. Sẽ có những lúc, ta ngồi trước màn hình tivi, ăn uống, hút thuốc, không ngừng xem chương trình sau buổi biểu diễn và không thể tự mình làm bất cứ điều gì để giải thoát cho sự mất mát của trái tim. Ngay cả khi ta xoay sở để xoay mình và mở cửa sổ, ta vẫn làm điều đó với một cảm giác xấu hổ. Chúng ta tạo ra một cử chỉ bên ngoài để vượt qua sự lười biếng nhưng vẫn giữ được bản chất vô vọng bên trong. Cử chỉ của việc quay lên hoặc đẩy qua vẫn là một biểu hiện của sự chán nản. Chúng ta vẫn đang nói với chính mình, "Mình thực là kẻ tồi tệ nhất. Không có hy vọng nào cho mình hết. Mình sẽ không bao giờ làm đúng.” Vì vậy, khi lười biếng Chán nản, con người không thực sự nghỉ ngơi. Chúng ta đã quên cách tự giúp mình và thiếu hiểu biết về điều gì sẽ mang lại cho mình sự cứu rỗi thực sự.

Image result for laziness illustration
Loại thứ ba của sự lười biếng, Không quan tâm, được đặc trưng bởi sự oán giận. Những người thuộc loại lười biếng này thường quay lưng lại với thế giới. Nó tương tự như Lười biếng Chán nản nhưng phức tạp hơn nhiều. Lười biếng Chán nản có những điểm yếu đuối và dễ bị tổn thương, trong khi Lười biếng Không quan tâm mang tính hung hăng và thách thức. “Thế giới đang rối tung lên và chẳng mang lại cho tôi những gì tôi xứng đáng. Vì vậy, tại sao tôi lại phải bận tâm?” Chúng ta đi đến quán bar và uống cả ngày, và nếu ai đó đến bắt chuyện, ta liền nổi đóa lên. Hoặc chúng ta ở nhà, kéo rèm cửa, lăn lên giường và kéo chăn kín đầu. Nếu ai đó cố gắng để cổ vũ chúng ta hay gì khác ư? “Thôi đi chỗ khác ngay đi! Có trời mới giúp được tôi bây giờ!”

 

Một điều quan trọng cần nhận thức được là con người thường ít có xu hướng tìm hiểu cặn kẽ về sự lười biếng hay bất kỳ thói quen nào khác. Chúng ta thường cứ thế mà thưởng thức những thói quen tốt, hoặc bỏ qua hay lên án những thói quen xấu.

 

Chúng ta đắm mình trong cảm giác bị đánh giá thấp và coi thường, không muốn tìm bất kỳ lối thoát nào, chỉ muốn ngồi xung quanh, cảm thấy nặng nề với bóng tối. Chúng ta sử dụng sự lười biếng như cách trả thù. Loại lười biếng này có thể dễ dàng biến thành trầm cảm bất lực.

Có ba phương pháp quen thuộc mà con người sử dụng để đối phó với sự lười biếng hoặc bất kỳ cảm xúc khó chịu nào. Tôi gọi đây là ba chiến lược vô ích - các chiến lược tấn công, nuông chiều và bỏ qua.

Image titled Overcome Laziness Step 6
Phổ biến nhất chính là Chiến lược tấn công. Khi chúng ta thấy sự lười biếng của mình, ta liền lên án chính mình. Bằng cách tự chỉ trích bản thân và xấu hổ vì đã quá thoải mái, tự thương hại bản thân hoặc không ra khỏi giường, Chúng ta đắm chìm trong cảm giác tội lỗi và bi kịch.

Chiến lược thưởng thức cũng được rất nhiều người sử dụng. Chúng ta biện minh và thậm chí hoan nghênh sự lười biếng của mình. “Đây chỉ là cách tôi sống. Tại sao tôi lại phải chịu đựng sự khó chịu hoặc bất tiện. Tôi có rất nhiều lý do để tức giận hoặc ngủ 24 giờ một ngày.” Chúng ta có thể bị ám ảnh bởi sự tự ti và cảm giác không đầy đủ, nên bằng cách sử dụng sự “thưởng thức” này, ta nói chuyện với chính bản thân để chế ngự hành vi của mình.

Chiến lược bỏ qua cũng khá hiệu quả, ít nhất là trong một thời gian. Chúng ta làm ngơ hoặc tách mình ra khỏi những sự việc khiến mình lười biếng, làm bất cứ điều gì có thể để nới rộng khoảng cách giữa chính mình với sự thật trần trụi của thói quen xấu xí này. Chúng ta thực hiện thí điểm tự động và tránh nhìn quá kỹ vào những gì mình đang làm.

Related image

Tuy nhiên, cũng có một phương án thứ tư nữa trong công cuộc “đấu tranh” với sự lười biếng mà chúng ta nên sử dụng, đó là sự thay thế của một chiến lược khai sáng. Với cách này, chúng ta hoàn toàn trải nghiệm bất cứ điều gì chúng ta chống lại - một chiến lược khác xa so với ba cách đã kể trên. Chúng ta trở nên tò mò về ba loại lười biếng, tìm hiểu nó một cách tường tận, sau đó dần dần loại bỏ sự tự chống cự trong tâm tưởng và chấp nhận những thói quen lười biếng như một phần của mình và thay đổi chúng một cách từ từ, như người ta mài kim từng ngày một. Chúng ta làm điều này với ý định rõ ràng rằng sự chấp nhận bản ngã của chúng sẽ ta giảm đi còn sự khôn ngoan và lòng từ bi của chúng ta lại tăng lên.

Điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức về bản thân mình rằng ta thường không muốn điều tra sự lười biếng hoặc bất kỳ thói quen nào khác. Ta chỉ đơn giản là muốn thưởng thức, bỏ qua hoặc lên án. Chúng ta cứ liên tục bấu víu vào ba chiến lược vô ích bởi nó mang đến sự giải thoát nhất thời cho tâm trí, nhưng sau cuối, ta vẫn cứ liên tục đắm chìm trong thiên hướng thoải mái, ra rả nói với mọi người về sự chán nản hay nhai đi nhai lại về việc mình đếch quan tâm đến mọi sự như thế nào.

Tuy nhiên, tại một số thời điểm, chúng ta có thể bắt đầu tò mò và bắt đầu đặt câu hỏi như “Tại sao mình lại đau khổ? Tại sao không có gì sáng sủa hơn? Tại sao càng ngày mình lại càng khó chịu và yếu đuối hơn?”

Đó sẽ là khi chúng ta có thể nghĩ đến việc tự cải tổ lại bản thân mình. Đó là khi chúng ta có thể cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu thử nghiệm phương pháp khai sáng, bắt đầu với việc chấp nhận bản thân và thay đổi mọi thứ một cách từ từ.

Image titled Overcome Laziness Step 11

Vì vậy, bạn cần bắt đầu nhìn vào sự lười biếng của chính mình và tự mình cảm nhận những kết quả của nó một cách trực tiếp. Chúng ta làm thế đến để biết về nỗi sợ hãi của chính mình, về sự bất tiện, xấu hổ, sự oán giận, sự buồn tẻ của bản thân, và để rồi tự mình có thể hiểu rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy. Bằng cách này, ta sẽ dần nhận thức được rằng mình không bao giờ nên tự huyễn hay nuông chiều bản thân thêm nữa.

Sự lười biếng không phải là điều đặc biệt khủng khiếp hay tuyệt vời. Có những giây phút trong đời mà sự lười biếng sẽ mang lại những cảm xúc tích cực, tạo động lực cho sự phát triển về sau. Có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy một sự kích thích hay tức giận trong sự lười biếng, cảm thấy nó ngu si đần độn, nặng nề, dễ bị tổn thương hay thô lỗ. Bất cứ điều gì chúng ta có được khi khám phá thêm nữa, chúng ta sẽ không nắm giữ những điều chắc chắn mà thay vào đó là sự thức tỉnh trong năng lượng và tiềm năng.

Quá trình trực tiếp trải nghiệm sự lười biếng sẽ tạo ra những sự biến đổi tích cực. Nó mở ra một năng lượng to lớn mà trước đây thường bị ngăn chặn bởi thói quen chạy trốn. Điều này là bởi khi chúng ta ngừng chống lại sự lười biếng, bản ngã lười biếng trong mỗi người cũng sẽ dần biến mất và chúng ta có thể kết nối với một viễn cảnh tươi mới, một tầm nhìn lớn hơn. Đây là cách lười biếng - hay bất kỳ con quỷ nào khác - dẫn dắt chúng ta đến với cuộc sống tự nhận thức và tốt đẹp hơn.

Theo Medium.

 

Tags: