6 trích dẫn từ Chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ thay đổi cuộc sống của bạn
6 trích dẫn từ Chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ thay đổi cuộc sống của bạn
Một trong những triết lý lớn nhất và quan trọng nhất của Chủ nghĩa Khắc kỷ là tận dụng tối đa cuộc sống, bất kể hoàn cảnh nào. Vì vậy, hôm nay, chúng ta hãy xem xét khái niệm cốt lõi của Chủ nghĩa Khắc kỷ qua lăng kính của Marcus Aurelius và Seneca với 6 câu trích dẫn này.

 

Phần 1: Về sự chuẩn bị trong cuộc sống

 

1/ “If you would not have a man flinch when the crisis comes, train him before it comes.” – Seneca

Tạm dịch: 

“Nếu bạn không muốn nao núng khi khủng hoảng xảy đến, hãy rèn luyện trước khi nó xảy ra.” – Seneca

Đó là một khái niệm đơn giản, hãy chuẩn bị cho những điều bất ổn và xem chúng xảy đến như thế nào. 

Câu trích dẫn này áp dụng cho cả việc chuẩn bị về tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ tập trung vào khía cạnh tư duy. 

Premeditatio Malorum - Dự tính trước những điều xấu”.

Negative Visualisation - Hình dung tiêu cực là bài tập khắc kỷ nhằm mường tượng những điều không ổn trong cuộc sống của bạn. Khi mọi thứ không ổn xảy đến, bạn sẽ  sẵn sàng về mặt cảm xúc.

Vấn đề không phải là biết phải làm gì trong mọi tình huống, mà là làm sao để không trở thành một mớ hỗn độn cảm xúc và suy sụp hoàn toàn khi những điều tồi tệ xảy ra bởi bạn đã nhiều lần mường tượng chúng trong tâm trí. 

Và tất nhiên, vì không bị rối loạn cảm xúc nên đầu óc bạn sẽ tỉnh táo để chống lại những nghịch cảnh mà mình đang đối mặt. 

Một số ví dụ về Negative Visualisation - Hình dung tiêu cực mà bạn có thể áp dụng:

  • Bạn bị ung thư với khoảng thời gian X còn lại (có thể là tuần, tháng, năm).
  • Cái chết của một người thân yêu.
  • Mất tất cả đồ đạc do cháy nhà (không có bảo hiểm bồi thường).
  • Mất việc.
  • Chia tay với người yêu.

Điều quan trọng của bài thực hành này chính là hãy tưởng tượng những nghịch cảnh một cách sống động nhất có thể.

Mục đích chính của hình dung tiêu cực là chuẩn bị tinh thần cho mọi việc.

Lòng biết ơn cũng có thể là một “tác dụng phụ” của bài tập này.

Tại sao vậy?

Việc tưởng tượng ra cái chết của một người thân yêu sẽ khiến bạn trân trọng người đó hơn và thích ở bên họ hơn. Nó giống như việc bạn thức dậy sau một cơn ác mộng và đang ở trong một tình huống vô cùng đáng sợ; sau đó bạn nhận ra đó chỉ là một giấc mơ, điều đó khiến bạn biết ơn vì nó đã không xảy ra.

“Đừng chiến đấu ở miền Bắc hay miền Nam. Chiến đấu trong mọi trận chiến, mọi nơi, mọi lúc, trong tâm trí bạn. Mọi người đều là kẻ thù của bạn. Mọi người đều là bạn của bạn. Mọi chuỗi sự kiện có thể xảy ra cùng một lúc. Hãy sống theo cách đó và sẽ không có gì làm bạn ngạc nhiên. Mọi chuyện xảy ra sẽ là điều bạn đã từng thấy trước đây.” - Câu trích dẫn này của  Littlefinger đã thực sự gói gọn được khái niệm về Premeditatio Malorum.

 

2/ “We suffer more often in imagination than in reality.” – Seneca

Tạm dịch: “Chúng ta thường đau khổ trong trí tưởng tượng hơn là trong thực tế.” – Seneca

Hãy nghĩ mà xem, đã bao lần bạn bị căng thẳng bởi một điều gì đó khi mà bạn sợ mình chẳng là gì cả. 

Đây là ví dụ:

Bạn bị trễ việc gì đó. Tất cả chúng ta đều đã từng như thế, chen chúc trong dòng xe cộ, căng thẳng về việc mình sẽ bị trễ nếu không đến nơi trong 15 phút tới.

Đó là sự đau khổ trong tưởng tượng hay thực tế?

Bị căng thẳng có cần thiết không? Không, chẳng ích gì khi khiến bản thân phải chịu đựng khả năng bị trễ.

Nếu bạn đã muộn rồi thì sao? Thậm chí điều này còn tốt hơn. Việc khiến bản thân rơi vào tâm trạng tồi tệ bằng cách căng thẳng về điều gì đó mà bạn không thể kiểm soát có ích gì?

Nếu bạn biết rằng việc đi muộn sẽ bị sếp chỉ trích; vậy thì đừng sợ nữa. 

Chẳng hạn, thời trung học, bạn từng quên làm bài tập về nhà và sợ hãi khoảnh khắc bị khiển trách, nhưng giáo viên thậm chí còn chẳng kiểm tra bài tập về nhà của bạn. 

Vậy bạn ‘đau khổ’ vì điều gì cơ chứ?

Einstein đã từng nói rằng: “Tôi không bao giờ nghĩ về tương lai, nó sẽ đến sớm thôi.”

Vậy không phải điều đó có nghĩa là mọi đau khổ đều là tưởng tượng sao?

Đúng thế. Điều này đưa chúng ta đến với phần 2.

 

 

Phần 2: Về sự chịu đựng

 

3/ “A blazing fire makes flame and brightness out of everything that is thrown into it.” – Marcus Aurelius

Tạm dịch: “Ngọn lửa rực cháy tạo nên tia lửa và ánh sáng cho những thứ được ném vào đó.” - Marcus Aurelius

Sự thật là, cho dù chúng ta có dành bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho khủng hoảng, chúng ta cũng không bao giờ có thể hoàn toàn kiên cường trước những bất hạnh. Đó là lý do tại sao chúng ta phải hành động theo Chủ nghĩa Khắc kỷ khi đối mặt với nghịch cảnh.

Để lấy ví dụ cho điều này, không cần tìm đâu xa mà hãy nhìn vào chính người sáng lập Chủ nghĩa Khắc kỷ.

Vào năm 300 trước Công nguyên, Zeno xứ Citium, một thương gia giàu có, bị đắm tàu ​​trong một chuyến hải hành và mất toàn bộ hàng hóa. Không tài sản, không của cải và mắc kẹt ở thành phố Athens xa lạ; Zeno lang thang vào một hiệu sách.

Không có nhiều việc phải làm, Zeno bắt đầu đọc triết học của Socrates, điều này ngay lập tức khiến Zeno quan tâm đến triết học.

“Tôi đã bị đắm tàu, và giờ đây tôi đang có một cuộc hành trình tốt đẹp.” – Zeno

Một thời gian sau Zeno bắt đầu giảng dạy triết lý của riêng mình, chủ nghĩa Zenon (Zenonism).

Nhưng vì Zeno giàu có một thời đã mất tất cả do vụ đắm tàu ​​nên ông không đủ tiền mua một tòa nhà như Lyceum của Học viện Plato của Aristotle.

Thay vào đó, Zeno và các học trò của mình tụ tập dưới bóng râm của Stoa và thảo luận về triết học.

Chủ nghĩa Zenon sau này được đổi thành Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism), lấy cảm hứng từ Stoa nơi Zeno dạy triết học.

Thay vì để vụ đắm tàu ​​hủy hoại tinh thần của mình, Zeno đã nhận lấy sự mất mát và biến nó thành vận may (vận may ẩn dụ).

Và giờ đây, thay vì chỉ là một thương gia mà lịch sử sẽ không ghi nhớ, Zeno đã trở thành người sáng lập ra triết lý nổi tiếng. Ông sẽ không có được di sản này nếu vụ đắm tàu không xảy ra. 

 

4/ “We have the power to hold no opinion about a thing and not to let it upset our state of mind, for things have no natural power to shape our judgments.” – Marcus Aurelius

Tạm dịch: “Chúng ta có quyền không có ý kiến ​​gì về một điều gì đó và không để nó làm xáo trộn tâm trạng của chúng ta, vì mọi thứ không có sức mạnh tự nhiên để định hình những phán đoán của chúng ta.” - Marcus Aurelius

Những người theo Chủ nghĩa Khắc kỷ tin rằng không có gì là tốt hay xấu một cách khách quan.

Mọi thứ xảy ra đều mang tính trung lập và phán đoán/nhận thức của chúng ta về nó sẽ quyết định bản chất của sự kiện.

Tất cả chúng ta đều có thể có những kết quả mong muốn từ các sự kiện, nhưng khi mọi thứ không theo ý mình, cách tốt nhất để tận dụng tối đa nó là không để nó làm chúng ta khó chịu.

Zeno chắc chắn không mong muốn một vụ đắm tàu. Và khi chuyện đó xảy ra, rõ ràng là nó khá tàn khốc, nhưng cuối cùng, Zeno nhận ra đó là một điều may mắn.

Chúng ta có khả năng quyết định cách chúng ta muốn phản ứng với những sự kiện nhất định. Và bởi vì nhận thức của chúng ta về mọi thứ là thực tế chủ quan nên chúng ta sự có khả năng thao túng thực tế.

Khi bị ai đó tạt đầu xe khi đang lái xe trên đường, bạn có thể tức giận, bấm còi và chửi bới họ, điều này rất có thể khiến bạn có tâm trạng tồi tệ trong một thời gian.

Nhưng…

Tại sao lại để hành động của người khác - điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn làm phiền bạn?

Bạn có muốn một sự kiện bên ngoài quyết định cảm giác - trạng thái tâm trí và hạnh phúc của bạn không? 

Thật khó để đạt đến điểm mà hầu hết mọi thứ không làm phiền bạn, nhưng việc luôn đưa ra lợi ích của sự nghi ngờ sẽ có ích.

Ví dụ: 

Trong trường hợp bị tạt đầu xe ở trên, hãy giả sử người đó đang vội vã đến bệnh viện để gặp cha mẹ của họ lần cuối, hoặc gặp đứa con mới sinh của họ. 

Sự nghi ngờ cũng mang lại lợi ích tương tự cho các sự kiện, chẳng hạn câu chuyện về về Zeno ở trên.

Một khi bạn đã quen với việc nghi ngờ theo hướng có ích, bước tiếp theo là đừng để mọi thứ ảnh hưởng đến bạn.

 

5/ “To bear trials with a calm mind robs misfortune of its strength and burden.” — Seneca

Tạm dịch: “Chịu đựng thử thách với một tâm trí bình tĩnh sẽ khiến sự bất hạnh mất đi sức mạnh và không còn là gánh nặng nữa.” - Seneca

Khi những điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống, bạn có thể khóc, la hét, gào thét. Nhưng điều đó sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn.

Thay vào đó, bạn nên tận dụng tối đa nó.

Chúng ta không thể kiểm soát được những gì xảy ra trong cuộc sống, chúng ta có thể cố gắng hết sức để ngăn chặn mọi chuyện xảy ra nhưng cuối cùng kết quả lại nằm ngoài tầm tay của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta có quyền kiểm soát phản ứng của mình với nó.

Vì vậy, điều quan trọng là phải tập trung vào phần chúng ta có thể kiểm soát và mặc kệ phần còn lại. Hãy lấy Thomas Edison làm ví dụ:

Năm 1914, khi Thomas Edison đang ở bên gia đình thì một vụ nổ lớn xảy ra khiến hầu hết các tòa nhà trong nhà máy của Edison đều bốc cháy. Khi Edison nhận ra rằng ông không thể làm gì được vì 6 sở cứu hỏa không thể dập tắt đám cháy hóa chất. Edison nói với con trai mình: “Đi gặp mẹ con và cả bạn bè của bà ấy nữa. Họ sẽ không bao giờ nhìn thấy ngọn lửa như thế này nữa”.

Sau đó, ông trả lời tờ New York Times: “Mặc dù tôi đã hơn 67 tuổi nhưng tôi sẽ bắt đầu lại từ đầu vào ngày mai”. 

Đúng như lời nói, sáng hôm sau, Edison bắt đầu xây dựng lại nhà máy và đưa nó vào hoạt động chỉ sau ba tuần.

Mặc dù bị thiệt hại gần một triệu đô la và hãng bảo hiểm không thể bồi thường phần lớn số tiền, Edison và nhóm của ông đã làm việc chăm chỉ gấp đôi và kiếm được gần 10 triệu đô la doanh thu vào năm sau. 

Edison không hề bối rối trước vụ cháy vì ông tập trung vào phần ông có thể kiểm soát: phản ứng của ông trước sự kiện này.

Ông biết rằng ông không thể làm gì để cứu nhà máy đã cháy. Nhưng thay vì khó chịu vì điều đó, ông lại thưởng thức nó. 

Sau vụ hỏa hoạn, Edison bắt đầu xây dựng lại ngay lập tức và vượt qua cuộc khủng hoảng này, trở nên thành công hơn nhiều so với trước đây. 

Nói cách khác…

Điều gì không hạ được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn. 

 

 

Phần 3: Sự nhận thức

 

6/ “The impediment to action advances action. What stands in the way becomes the way.” – Marcus Aurelius

Tạm dịch: “Những gì cản trở hành động sẽ thúc đẩy hành động. Những gì cản trở trên đường sẽ trở thành con đường.” - Marcus Aurelius

Thất bại và trở ngại là một phần của con đường dẫn đến thành công.

Hãy tưởng tượng nếu mỗi ngày đều đẹp và đầy nắng thì không có cái gọi là thời tiết tốt vì mỗi ngày nắng đẹp cũng chỉ là một ngày bình thường. Chỉ khi có những ngày mưa, hay còn gọi là thời tiết xấu, thời tiết tốt mới có thể tồn tại.

Lập luận tương tự có thể được áp dụng cho sự sống và cái chết, hạnh phúc và nỗi buồn, và tất nhiên, thành công và thất bại.

Không có thành công nào mà không có thất bại. Bởi nếu mọi người lúc nào cũng thành công thì không có ai thành công cả, đó chỉ là lẽ thường tình mà thôi.

Thất bại là một phần quan trọng của thành công.

Vì vậy, lần tới khi bạn gặp trở ngại trên con đường thành công, hãy nhớ rằng thành công sẽ không tồn tại nếu không có nó.

Học cách tận hưởng và thậm chí yêu thích thất bại, vì điều đó có nghĩa là bạn đang hành động. Và như Picasso đã nói: “Hành động là chìa khóa cơ bản dẫn đến thành công”.

 

- Trạm Đọc

- Bài viết gốc: The Stoic Sage

 

Tags: