10 thư viện đại học độc đáo tại Mỹ
10 thư viện đại học độc đáo tại Mỹ
Thư viện trong trường đại học chính là nơi quen thuộc của hầu hết sinh viên các trường tại Mỹ, điều mà họ nhắc đến trong rất nhiều cuộc trao đổi như một niềm tự hào.

1. Thư viện trung tâm học liệu Cook Legal - Đại học Michigan

 

 

Địa điểm: Ann Arbor, Michigan

Mở cửa hoạt động: năm 1931

 

Thư viện trung tâm học liệu Cook Legal mang vẻ đẹp nguy nga tráng lệ với mái chóp nhọn, cửa sổ có lớp kính màu và những công trình kim loại. Sau khi hoàn thành thi công thiết kế lần đầu năm 1931 , thư viện lưu trữ khoảng 350,000 đầu sách, sau đó từ năm 1950 trở đi, thư viện được thiết kế thêm bốn tầng kệ để xếp sách, sở hữu bộ sưu tập tài liệu nghiên cứu lớn nhất trên toàn thế giới. Phòng Đọc và phòng Học Nhóm ở đây có sức chứa tới hàng trăm người.

 

2. Thư viện tưởng niệm William Oxley Thompson - Đại học bang Ohio

 

 

Địa điểm: Columbus, Ohio

Mở cửa hoạt động: năm 1912

 

Thư viện William Oxley Thompson là thư viện trung tâm của Đại học bang Ohio, được hoàn tất xây dựng vào năm 1912 và có nhiều đổi mới, cải tiến đa dạng từ tháng 7 năm 2006 tới tháng 8 năm 2009. Thư viện mang phong cách kiến trúc Tân cổ điển, Beaux-Arts.

 

3. Thư viện Linderman - Đại học Lehigh

 

 

Địa điểm: Bethlehem, Pennysylvania

Mở cửa hoạt động: năm 1878

 

Thư viện Linderman lưu trữ bộ sưu tập 40,000 những cuốn sách quý hiếm, bao gồm Nguồn gốc về các loài của Darwin, bốn chương sách của James John Audubon viết về loài voi và chim muông của Mỹ và cả những bản in đầu tiên của văn học Anh Mỹ từ thế kỉ 17 đến 19.

 

4. Thư viện Hale - Đại học bang Kansas

 


Địa điểm: Manhattan, Kansas

Mở cửa hoạt động: năm 1927

 

Thư viện được đặt ngay trên sân giảng đường và có lần đã được đặt theo tên của Francis David Farrel- vị hiệu trưởng thứ 8 của trường Đại học này. Trải qua nhiều lần phục chế và cách tân, thư viện giờ đây đã trở thành tòa nhà lớn nhất của ngôi trường. Vào năm 1999, thư viện còn nhận được giải thưởng Merit về những thành tựu xuất sắc đã đạt được cho bang Kansas.

 

5. Thư viện Walter C. Langsam - Đại học Cincinnati

 

 

Địa điểm: Cincinnati, Ohio

 

Đây là thư viện lớn nhất và cũng là thư viện chính trong mười bốn thư viện nằm trong hệ thống thư viện Đại học Cincinnati. Thư viện lưu trữ tới khoảng hơn 4 triệu đầu sách và 70,000 ấn phẩm xuất bản định kì. Điểm nổi trội nhất là thư viện cung cấp phòng thí nghiệm máy tính mở cửa 24/7 có tên là UCIT@Langsam dành cho tất cả các bạn học sinh, sinh viên.

 

6. Thư viện bản thảo và sách hiếm Hargrett - Đại học Georgia

 

 

Địa điểm: Athens, Gieorgia

Mở cửa hoạt động: năm 2012

 

Thư viện Hargrett bắt đầu mở cửa từ năm 2012 và đã trở thành kho dữ liệu hàng đầu về lịch sử văn hóa của Gieorgia. Thư viện lưu trữ hơn 200,000 đầu sách hiếm và cả những bộ sưu tập cổ về Gieorgia. Có những quyển sách ở thư viện được in từ thế kỉ 15 tới bây giờ.

 

7. Thư viện Đại học - Đại học bang Michigan

 

 

Địa điểm: Phía đông Lansing, Michigan

Mở cửa hoạt động: 1855

 

Thư viện Đại học là một trong chín nhánh thư viện của Đại học bang Michigan, bắt đầu mở cửa từ năm 1855. Thư viện được biết đến nhiều với bộ sưu tập đồ sộ nhất thế giới tài liệu về châu Phi với khoảng hơn 200,000 đầu sách. Một bộ sưu tập đáng lưu ý khác ở đây là thư viện tuyển tập giọng nói Robert Vincent, gồm khoảng hơn 40,000 bản thu âm giọng của 100,000 người.

 

8. Thư viện William R. Perkins - Đại học Duke

 

 

Địa điểm: Duham, phía Bắc Carolina

Mở cửa hoạt động: năm 1839

 

Thư viện William R. Perkins là một trong chín thư viện thuộc hệ thống thư viện thuộc Đại học Duke và được đưa vào phục vụ từ năm 1839. Ở đây có bộ sưu tập dấu vết của các liên minh bộ tộc, gồm khoảng 270,000 bức ảnh bối cảnh cụ thể về cuộc Nội chiến Mỹ.

 

9. Thư viện trung tâm học liệu Klarchek - Đại học Loyola của Chicago

 

 

Địa điểm: Chicago, Illinois

Mở cửa hoạt động: năm 2005

 

Thư viện được hoàn tất xây dựng từ năm 2005, có hướng nhìn trông ra ngoài hồ và là dự án hợp tác của Trường Đại học và những dịch vụ công nghệ thông tin của Chicago. Thư viện cung cấp không gian cho việc học nhóm hay các buổi hội thảo.

 

10. Thư viện tưởng niệm Harry Elkins Widener - Đại học Harvard

 

 

Địa điểm: Cambridge, Massachusetts

Mở cửa hoạt động: năm 1915

 

Thư viện này là một thư viện nhánh thuộc Đại học Harvard, được đặt theo tên của Harry Elkins Widener- một nhà sưu tập sách tốt nghiệp ở Harvard vào năm 1907 và sau đó trở thành nạn nhân của vụ thảm họa đắm tàu Titanic. Với bốn tầng hầm và sáu tầng trên mặt đất, thư viện lưu trữ hơn 35,000,000 cuốn sách về các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, văn học của các nước và văn minh của nhân loại.

 

Trạm Đọc (Read Station)

Tags: