Tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến nguồn gốc và cách nuôi dạy của những nhà lãnh đạo như tổng thống Mỹ Barack Obama hay Thủ tướng Đức Angela Merkel?
Con người và hành động chính trị của họ tất nhiên bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tuổi ấu thơ của họ. Lấy ví dụ như Klemens von Metternich và Otto von Bismarck, hai nhà ngoại giao chiến lược vĩ đại nhất trong thời đại của họ:
Klemens von Metternich được nuôi dưỡng tại Đức gần biên giới nước Pháp, và trở thành bộ trưởng ngoại giao của Đế chế Áo. Lớn lên trong môi trường đa văn hóa, ông coi trọng lợi ích của mỗi dân tộc sống trong biên giới của Áo. Đối với ông, mục tiêu tối thượng của chính trị là sự chung sống hòa bình.
Otto von Bismarck trưởng thành trong một gia đình quý tộc của Phổ. Trái ngược với von Metternich, von Bismarck nhìn chính trị như một phương tiện để đạt được cứu cánh, và kiên định với niềm tin rằng ngoại giao chỉ có vai trò duy nhất là thúc đẩy lợi ích cho đất nước của mình.
Tuy nhiên, không chỉ hành động của mỗi cả nhân bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch sử mà cả một đất nước cũng thoát khỏi nó.
Lấy Nga như một ví dụ. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Nga đã bị xâm lược bất cứ khi nào mất cảnh giác. Cuộc đánh chiếm tàn khốc của Mongol trong thế kỉ 13 và các cuộc tấn công khác, còn được gọi là "Giai đoạn khủng hoảng" giữa những năm 1600, đều xảy ra vào lúc Nga đã cắt giảm lực lượng quân đội của mình. Vì vậy, dân Nga ngày nay cực kì nghi ngờ bất cứ ai khuyến khích họ tinh giảm lực lương quân đội.
Trái lại, xém xét các nước châu Âu trải qua hàng thế kỉ chìm trong các cuộc chiến đẫm máu. Lịch sử bi thương này đã dạy cho lục địa này rằng chung sống hòa bình là điều kiện căn cốt cho sự thịnh vương chung. Do đó, họ nỗ lực cố gắng để hình thành những liên minh và giải quyết những xung đột thông qua ngoại giao hơn là hành động quân sự.
Vì vậy, mỗi con người và mỗi quốc gia đều bị tác động lớn bởi những trải nghiệm trong quá khứ; điều này thể hiện rõ ở các nước Trung Đông, nơi rất nhiều nền văn minh và dân tộc đối đầu lẫn nhau.