Bây giờ bạn đã nhìn thấy cách trật tự thế giới hoạt động, hãy thử xem nước Mỹ đã áp dụng cụ thể nó như thế nào.
Đầu tiên, Mỹ thường sử dụng những khái niệm được liệt kê trong trật tự Âu châu cho lợi ích của mình. Từ lâu, ba đối thủ lớn nhất của Mỹ là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Sử dụng một phương pháp phổ biến trong trật tự Westphalian, những nhà lãnh đạo Mỹ đã cố gắng để khiến các kẻ thù của mình đối đầu lẫn nhau.
Mục tiêu là để đảm bảo rằng những kì phùng địch thủ này sẽ luôn luôn cân bằng lẫn nhau, và vì vậy không bên nào có đủ sức mạnh để trực tiếp tấn công nước Mỹ.
Ví dụ, khi Nhật Bản nhanh chóng mạnh lên trong đầu thế kỉ 20, Theodore Roosevelt, tổng thống Mỹ thời bấy giờ, đã quyết định phô trương sức mạnh hải quân của Mỹ. Ông triển khai 16 tàu chiến, được biết đến như Hạm Đội Trắng, đi khắp thế giới và dừng lại ở Nhật Bản rất nhiều lần.
Khẩu hiệu chính thức của chuyến tour này là "luyện tập thực tế quanh thế giới," nhưng rõ ràng nước Mỹ đang muốn thể hiện sức mạnh và quy mô hạm đội hải quân của mình. Những lần biểu trưng sức mạnh như thế, mà không cần phải dùng đến sự đe dọa quân sự trực tiếp nào, là điển hình của mô hình trật tự thế giới Âu châu.
Nhưng nước Mỹ không chỉ sử dụng những khái niệm về trật tự thế giới của châu Âu; họ còn coi mình là người bảo vệ của trật tự thế giới. Trên thực tế, nhiều phần của trật tự Westphalian đã được nước Mỹ sử dụng rất nhiều lần để biện minh cho các cuộc chiến và xung đột vũ trang.