Đến giờ chúng ta đã biết, các trật tự thế giới thường bao gồm nhiều khái niệm rộng lớn với nhiều ứng dụng. Do đó, thường khó để giải quyết những sự bất tương đồng giữa chúng. Mặc dù chúng có thể không đến mức hoàn toàn đối lập nhau, nhưng sự mâu thuẫn chắc chắc vẫn tồn tại.
Đặc biệt là trật tự thế giới được dựa trên sự sùng bái cứng nhắc về kinh Quran.
Theo lời diễn giải chính thống của kinh Quran, thế giới được chia ra làm hai phần:
Phần đầu tiên là các nước nằm dưới sự lãnh đạo của đạo Hồi và được cai trì bởi luật đạo Hồi. Theo những kẻ cực đoan, những quốc gia này nên được tồn tại như một đơn vị lớn, điều hành bởi một vị lãnh đạo duy nhất theo đạo Hồi. Những nhà nước này còn được gọi là dar al-islam, hay Ngôi nhà của đạo Hồi.
Phần thứ hai là tất cả các nước không nằm dưới sự thống trị của đạo Hồi; hay nói cách khác, tất cả các nước còn lại. Những lời diễn giải chính thống coi sứ mệnh linh thiêng của tất cả người Hồi Giáo là phải đảm bảo rằng một ngày, những quốc gia này cũng phải được cai trị bởi các bộ luật đạo Hồi; Những người Hồi Giáo cũng được cho phép sử dụng bất cứ phương tiện nào cần thiết để biến điều này thành hiện thực. Vì vậy, những quốc gia còn lại này được gọi là dar al-harb, hay Vùng chiến tranh.
Do đó, thật dễ để thấy thế giới quan của họ thật khó có thể tương hợp với những trật tự thế giới khác. Đặc biệt khái niệm trật tự thế giới đi ra từ Hòa ước Westphalian sẽ xung khắc với những lời diễn giải cứng nhắc từ kinh Quran.
Theo khái niệm trật tự Westphalian, mỗi quốc gia có quyền để tự ra quyết định miễn là họ tuân theo một số nguyên tắc cơ bản và tôn trọng chủ quyền của các nước khác. Rõ ràng, quan niệm này hoàn toàn đi lệch với niềm tin xây dựng một nhà nước đạo Hồi duy nhất trên 5 châu.
Ví dụ, trong trật tự Westphalian, mỗi quốc gia đều được phép tự do thực hành tôn giáo của mình, một kết quả quan trọng từ Cuộc chiến 30 năm. Một trật tự thế giới được xác định bởi những niềm tin đạo Hồi cực đoan sẽ coi sự lựa chọn này là không tưởng.