Khi chúng ta nhận thấy một sự gia tăng trong một nhân tố X nào đó, tương ứng với một sự gia tăng trong một nhân tố Y khác, chúng ta dễ dàng có ý nghĩ rằng mối quan hệ này thuộc dạng nhân quả và rằng sự tăng lên ở X đã gây ra sự tăng lên ở Y.
Đây đơn thuần là một khuynh hướng của con người: chúng ta cho rằng đó là một mối quan hệ nhân quả trong khi thực tế, nó chỉ là một sự tương quan.
Hãy thử xem xét ví dụ về tiền bạc và chính trị. Hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng, tiền bạc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bầu cử, và trong thực tế, dữ liệu đã cho thấy những ứng cử viên có chiến dịch chạy đua tranh cử tốn kém nhất thường thắng. Chúng ta có xu hướng suy luận rằng: tiền đã đem đến chiến thắng. Nhưng sự thực là gì?
Những người tham gia vào các chiến dịch chính trị thường rất thực dụng, và do đó họ sử dụng một trong hai chiến thuật: hoặc họ chỉ tạo ra sự khác biệt khi một cuộc đua đã sát nút hoặc đơn giản ủng hộ cho một phương án ưa thích. Họ tin rằng các ứng viên mà họ không ủng hộ thì không đáng để họ bỏ phiếu.
Những xu hướng này làm cho những ứng cử viên thành công thu hút được nhiều tiền hơn. Nhưng thực sự thì tiền đã đóng góp vào sự thành công hay ngược lại?
Thông qua việc nghiên cứu những ứng viên chạy đua trong những lần tranh cử liên tiếp, kết quả hé lộ rằng số tiền được bỏ ra hầu như không có tác động gì tới kết quả cuối cùng.
Một ứng viên thành công có thể cắt giảm 50% chi phí của mình và chỉ mất đi 1% lượng phiếu bầu, trong khi một ứng viên thua cuộc có thể tăng gấp đôi số tiền bỏ ra nhưng cũng chỉ nhận được 1% tăng lên trong lượng phiếu. Dường như tiền không hề tác động đến việc thắng cử một chút nào cả.