1: Sự khích lệ có thể ảnh hưởng tới túi tiền, lòng tự hào, và lương tâm của bạn

Tại thời điểm này, chắc chắc có vô số người đang mong muốn có thể tác động lên hành vi của bạn: tiêu biểu như các nhà chính trị, cảnh sát, vị bác sĩ, ông chủ, cha mẹ, hay chính người bạn đời của bạn.

 

Mặc dù chiến thuật được sử dụng có thể sẽ khác nhau, từ việc đe dọa hay hối lộ, cho tới việc quyến rũ hay lừa lọc, tất cả những chiêu bài này đều có một điểm chung: chúng dựa trên sự khích lệ.

Sự khích lệ, hiểu đơn giản là cách thức để thúc giục con người việc tốt nhiều lên hoặc làm việc xấu ít đi.

Sự khích lệ có thể chia làm ba nhóm chính: kinh tế, xã hộiđạo đức.

Và những khích lệ được đánh giá là thành công nhất – tức là những khuyến khích mà đạt được sự thay đổi mình mong muốn trong hành vi của người bị tác động – thì đều kết hợp được cả 3 thành phần trên.

Vấn đề tội phạm chính là một lĩnh vực mà sự khích lệ chiếm một vị trí tối quan trọng. Con người luôn có thừa những thời cơ để thực hiện hành vi gian lận, đánh cắp, hay lừa bịp. Vì vậy, việc khám phá xem điều gì khiến họ đã kiềm chế được bản thân khỏi những cám dỗ ấy hẳn là một điều thú vị đáng để tìm hiểu.

Những rủi ro về việc phải đi tù, hay những tổn thất liên quan đến công ăn việc làm, nhà cửa và sự tự do, về bản chất, đều là những vấn đề kinh tế. Tất nhiên, những điều trên chắc chắn đã hình thành một sự khuyến khích lớn lao, chống lại mọi hành vi phạm tội.

Ở đó cũng có có một sự khích lệ mạnh mẽ khác về đạo đức, bởi vì chẳng ai muốn làm những việc mà chính họ cảm thấy sai trái cả.

Và cuối cùng, trong lĩnh vực ấy cũng tồn tại cả sự khích lệ tích cực về mặt xã hội, khi mọi người không muốn bị đánh giá hay nhìn nhận bởi người khác khi làm sai việc gì đó. Trên thực tế, sẽ tùy thuộc vào loại hình tội phạm, mà sự khích lệ về mặt xã hội này có thể hữu dụng hơn cả những hình phạt về kinh tế.

Chính sự kết hợp của ba loại hình khích lệ này đã “động viên” con người để họ không sa ngã vào những hành vi phạm tội.