Một nhân tố mà làm ảnh hưởng không đều lên đánh giá của chúng ta chính là mức độ sẵn sàng chúng ta tưởng tượng ra rủi ro đó.
Mặc dù trong thực tế, những rủi ro đó hiếm khi xảy ra, chúng ta vẫn có thể dễ dàng hình dung ra cảnh tượng máy bay đâm nhau, tội phạm dùng súng hay những cuộc tấn công khủng bố xảy ra như thé nào nhờ có những thông tin, hình ảnh thừa thãi mà giới truyền thông đã đăng tải. Điều này làm chúng ta trầm trọng hóa rủi ro của những mối đe dọa này.
Thử làm một ví dụ khác, bạn hãy thử tự hỏi chính bản thân mình: Bạn có cảm thấy an toàn hơn không nếu đứa nhóc nhà bạn đang chơi ở nhà một người bạn mà có giữ súng trong nhà hay chơi ở một ngôi nhà mà có hồ bơi?
Hình dung về một đứa trẻ bị bắn làm bạn kinh hãi và trở nên cáu giận. Chơi ở một căn nhà có hồ bơi lại không hề tạo ra những suy nghĩ như vậy, và vì thế chúng ta rõ ràng cảm thấy an toàn hơn. Nhưng trên thực tế, khả năng một đứa trẻ bị bắn chết thấp hơn rất nhiều so với việc bị chết đuối.
Một nhân tố khác ảnh hưởng lên quá trình đánh giá rủi ro của chúng ta là mức độ kiểm soát mà chúng ta nắm giữ.
Điều này sẽ lí giải nỗi lo sợ không cân xứng của mọi người khi so sánh giữa việc đi máy bay và tự mình lái xe: họ cảm thấy mình kiểm soát được tình huống khi chính họ là người cầm lái, so với việc họ trao tính mạng mình cho anh phi công. Nhưng rõ ràng là, trong thực tế, rủi ro tử vong trong cả hai phương tiện đi lại trên là như nhau.
Bước đầu tiên để ngăn cản những “sự lệch lạc” này là cảnh giác chúng. Bước thứ hai là tìm kiếm những sự thật chính xác về rủi ro để cân bằng lại những phản ứng từ cảm xúc của bản thân và đưa ra những đánh giá lý trí hơn.