6: Khi những người bán hàng không cung cấp thông tin hợp lí, khách hàng thường trừng phạt họ bằng việc giả định ra điều tồi tệ nhất

Một trong những tác dụng phụ của văn hóa thông tin bất cân xứng là thậm chí một sự thiếu hụt thông tin – dù là thực hay trong nhận thức – cũng có thể có một tác động lớn lao.

 

Ví dụ, mọi người thường mặc định rằng, khi một chiếc xe hơi vừa được mua, ngay lập tức, nó sẽ mất đi tới 25% giá trị. Một người mà ngày hôm qua vừa chi trả 20,000 đô la để mua một chiếc xe hơi thì chiếc xe sẽ chỉ có giá nhỏ hơn 15,000 đô la vào hôm nay. Tại sao chỉ trong vòng 24 giờ lại có sự sụt giảm giá trị vô lý như thế này?

Lí do nằm ở hiện tượng thông tin bất cân xứng. Người mua có thể không biết được lí do thực sự tại sao người bán lại bán chiếc xe hơi mới của mình, vì thế, một cách logic, họ giả định rằng chiếc xe có vấn đề gì đó đây mà.

Ngay cả khi, vấn đề thực ra không phải là như vậy, người mua vẫn nghĩ rằng người bán đã che giấu một vài thông tin, và lấp đầy khoảng trống thông tin bằng giả định của anh ấy. Cứ như thế, người bán bị trừng phạt dựa trên hiện tượng thông tin bất cân xứng.

Một khảo sát trên các trang hẹn hò trên mạng đã đưa ra những minh chứng khác cho tác động này. Kết quả chỉ ra rằng thứ tồi tệ duy nhất một người dùng có thể làm để hạ thấp mức độ quan tâm của dư luận dành cho họ là để trống những bức hình. Khi những người khác nhìn thấy việc này, họ giả định những điều tồi tệ nhất đang diễn ra.

Bài học ở đây là trong bất cứ giao dịch nào, việc tối quan trọng là không chỉ tập trung vào việc đưa ra thông tin bạn có, mà cần phải cân nhắc những thông tin mà phía đối tác mong đợi bạn nói ra, và bạn có thể sẽ kết luận vội vàng nếu bạn bỏ qua nó.