Một phần của việc phát triển sản phẩm là “cú nhảy niềm tin": Một nhà sáng lập tin vào sự thành công trong tương lai của sản phẩm mà cô muốn tạo ra, dù chưa có bằng chứng nào cả.
Để nhanh chóng xoá bỏ khoảng cách giữa “tin" và “biết", mỗi nhà sáng lập nên công thức hóa và kiểm nghiệm hai giả định cơ bản:
Cả hai giả định trên đều cần được kiểm thử càng sớm càng tốt. Chỉ khi chúng được chứng nghiệm thì sản phẩm mới đáng giá để đầu tư thời gian và nỗ lực.
Hãy nhìn vào Facebook: Họ đã thành công trong việc chứng nghiệm cả hai giả thuyết giá trị và tăng trưởng từ những bước đầu tiên khi mạng xã hội chỉ được một vài người sử dụng.
Ban đầu, những người dùng đã đăng ký tỏ ra rất năng động trên mạng. Hơn một nửa đã đăng nhập ít nhất một lần mỗi ngày - bằng chứng ấn tượng cho giả thuyết giá trị.
Thứ hai, Facebook có một tỉ lệ người dùng kích hoạt đáng kinh ngạc, nghĩa là nó xâm nhâp thị trường rất nhanh chóng. Tại những trường đại học nơi Facebook được giới thiệu, ba phần tư số sinh viên đăng ký chỉ trong vòng một tháng - mà công ty chẳng cần tiêu một đồng nào cho marketing. Bởi thế, giả thuyết tăng trưởng cũng đồng thời được chứng minh.
Những con số ấn tượng đó đã thuyết phục các nhà đầu tư tin vào thành công trong tương lai của mạng xã hội mới mẻ này, khiến họ không ngần ngại đầu tư hàng triệu đô ngay từ giai đoạn đầu.