10: Số liệu ảo thường là tâng bốc nhưng gây hiểu lầm - chúng không giúp bạn tìm thấy mô hình kinh doanh bền vững

Không công ty khởi nghiệp nào có thể tìm ra mô hình kinh doanh hiệu quả mà không cần thỉnh thoảng dừng lại để định hướng, và các định hướng này xuất phát từ việc xem xét các số liệu đúng đắn.

 

Để đánh giá liệu bạn đã tiến thêm được chút nào tới mục tiêu dài hạn hay chưa, bạn cần phải kiểm tra các dữ liệu đã thu thập được trên đường.

Thật không may, nhiều doanh nghiệp đầu hàng trước sự cám dỗ của việc sử dụng số liệu ảo: những số liệu tâng bốc nhưng vô dụng, thậm chí có hại. Chúng khiến một doanh nghiệp trông có vẻ thành công nhưng không đưa nó đến gần hơn với các mục tiêu.

Các doanh nghiệp dựa trên số liệu ảo nhìn vào công việc kinh doanh như một tấm gương lung linh, khiến họ khó đối mặt với những khó khăn thực tế và khắc phục chúng.

Ví dụ, được truyền thông chú ý và có nhiều người hâm mộ trên Facebook có thể là chuyện tốt, nhưng đừng bao giờ nhầm lẫn đó là thành công. Những việc đó không giúp bạn chi trả các khoản phí, và bạn không nên tốn công tác động vào những số liệu vô nghĩa như vậy.

Một số liệu ảo khác có thể là số giờ làm việc bạn đã đầu tư vào sản phẩm, hay những cột mốc đã đạt được. Chúng có thể liên quan (nhưng không nhất thiết) đến thành công của bạn. Vì vậy, đừng bao giờ đặt mục tiêu tối đa hoá chúng. Cho dù ai đó làm việc 100 giờ một tuần, vẫn có khả năng số giờ lao động ấy đã bị lãng phí vào việc gì đó hoàn toàn vô giá trị khi nhìn từ góc độ dài hạn.

Để thành công, bạn phải tìm một mô hình kinh doanh bền vững và mở rộng nền tảng khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn -  và bạn không thể làm được việc nào nếu cứ chăm chăm vào những số liệu sai lệch.