4: Tự do cá nhân đem lại lợi ích cho cả xã hội cũng như cho từng người

Nếu người thân của bạn không tin rằng sức mạnh của xã hội và chính phủ nên có những giới hạn, bạn sẽ trả lời họ thế nào? Lý do gì bạn có thể đưa ra để thuyết phục anh ta?
 
Một vài triết gia như John Locke đã lập luận rằng các tiêu chuẩn đạo đức xuất phát từ những quyền tự nhiên hay bẩm sinh. Nhưng, như chúng ta đã xem xét từ chương trước, thứ chúng ta định nghĩa là "tự nhiên" vô cùng cảm tính, dựa trên các ý thích bất chợt của xã hội mà chúng ta sống.
 
Để thảo luận câu hỏi này một cách lý tính, chúng ta phải tiếp cận khái niệm một xã hội lý tưởng dựa trên khái niệm lợi ích: luật đó hay những quy tắc khác mà chính phủ ban hành đem lại lợi ích gì cho hạnh phúc của con người?
 
Thực tế, chỉ xã hội tôn trọng tự do cá nhân dựa trên nguyên tắc lợi ích này mới có thể nảy nở. Không có quyền tự quyết với tư cách cá nhân, mọi người sẽ không thể phát triển năng lực trí tuệ và đạo đức của mình, điều sẽ làm hại đến phẩm chất và hạnh phúc của họ.
 
Tuy nhiên, tự do không chỉ quan trọng với mỗi cá nhân, nó còn quan trọng cho toàn thể xã hội. Chỉ trong một xã hội tự do con người mới có thể phát triển thoải mái các kĩ năng, ý tưởng và tính độc đáo của mình. Sự đa dạng của các cá thể được trao quyền tự do cá nhân có khả năng tạo ra một môi trường mà mọi người có thể học hỏi lẫn nhau và kết hợp những điểm mạnh của mình lại, vì vậy giúp cả nhân loại cùng tiến bộ.
 
Chính lịch sử đã chỉ ra rằng các xã hội coi trọng sự đa dạng hơn khuôn mẫu có khả năng phát triển cao hơn trong thế giới này.
 
Nhưng liệu nên có bất cứ giới hạn nào lên tự do cá nhân? Liệu chúng ta nên tự do làm bất kì điều gì mình muốn? Phần tiếp theo sẽ khám phá những câu hỏi này kĩ càng hơn.