6: Can thiệp vào tự do của một người chỉ thỏa đáng vì mục định ngăn cản sự nguy hại của người đó gây ra cho người khác

Có một số trường hợp có thể giới hạn tự do của một người để ngăn cản sự nguy hại. Ví dụ, xã hội có quyền chặn những người say rượu rồi manh động. Bản thân say rượu không phải là lý do để thủ tiêu tự do của một người. Nhưng ta có thể lấy đi tự do của những người đã manh động do tác động của rượu bằng cách như phạt tiền hay bỏ tù. Bởi vì họ có xu hướng bạo lực khi họ không còn tỉnh táo, say rượu trong trường hợp này là một tội gây nguy hiểm cho mọi người.
 
Tuy nhiên, đôi khi không làm gì cũng có thể gây nguy hại cho những người xung quanh. Vì vậy, xã hội có lý do chính đáng để ép buộc những cá nhân làm những việc họ có thể không muốn làm, như đóng góp xứng đáng vào việc các dự xây dựng cơ sở hạ tầng như bệnh viện, đường phố.
 
Ngoài ra, việc cứu ai đó thoát khỏi tai nạn cũng có thể dùng để biện minh cho việc can thiệp vào tự do cá nhân. Mặc dù không ai có quyền can thiệp vào tự do của người khác nếu không ai bị hại, đôi khi có một số người thực chất không ý thức được mối nguy hại mà hành động của họ có thể gây ra cho người khác hay chính bản thân họ.
 
Ví dụ, một ai đó chuẩn bị đi ngang qua cầu mà không biết rằng cây cầu đó có cấu trúc không tốt. Giả sử có một viên cảnh sát đứng quanh, nhưng không đủ thời gian để cảnh báo nguy hiểm mà người kia phải đối mặt.
 
Trong trường hợp này, viên cảnh sát có thể kéo người đó lại, do đó phải giới hạn tự do di chuyển để cứu anh ta, bởi vì chúng ta có thể giả định khá chắc rằng người kia không phải đang muốn tự hại mình.