2: Bản thân nền dân chủ không thể bảo vệ tự do cá nhân

Trong suốt lịch sử, chính phủ tự trị theo lối dân chủ được phát triển để chấm dứt nạn cai trị chuyên quyền. Từ Hy Lạp cổ đại đến nước Anh, gần như mọi xã hội phải đấu tranh với những kẻ muốn thâu tóm quyền lực vào tay mình. Thực tế, trong quá khứ xa xôi, những lãnh đạo chuyên chế và hùng mạnh thậm chí còn được coi là một công cụ quan trọng để đảm bản an sinh và trật tự xã hội.

 
Tuy nhiên dần dần, dân chúng nhận ra rằng những nhà lãnh đạo, hoặc là thừa kế hoặc là đánh chiếm mảnh đất của dân, thường hành động ngược lại với lợi ích của dân chúng. Ngày càng nhiều người bắt đầu thấy rằng những quan chức cần phải được giới hạn quyền lực. Quá trình dân chủ được thiết lập để có thể kiểm soát được quyền lực chính trị, với thành tố trọng yếu là người dân được bầu những lãnh đạo của họ.
 
Tuy nhiên, dân chủ không giải quyết mọi thứ. Những quan chức được bầu cử dân chủ có thể đe dọa tự do cá nhân, giống như những kẻ độc tài. Những người chiến đấu cho nền dân chủ nghĩ rằng, một khi lợi ích của những người cai trị và người dân trùng khớp với nhau [vì lãnh đạo do dân bầu ra, nên thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân], mối nguy hại của giới chuyên chế sẽ mất đi. Không hẳn như vậy!
 
Kể cả khi chính phủ được bầu ra một cách dân chủ và hoạt động có trách nhiệm, vẫn cần phải giới hạn sức mạnh của xã hội và chính phủ; dân chủ không đồng nghĩa với tự trị, mà là số đông cai trị mỗi cá nhân.
 
Số đông này có thể dễ dàng trở nên chuyên chế và vì vậy đe dọa tự do cá nhân thông qua chuyên chế xã hội, ví dụ sự áp đặt niềm tin và lý tưởng lên những người bất đồng chính kiến. Ví dụ, tưởng tượng nếu đa số đi theo một tôn giáo duy nhất. Bằng cách sử dụng luật dân chủ, đa số có thể sử dụng quyền lực của nhà nước để áp đạt niềm tin này lên nhóm thiểu số tôn giáo.
 
Rõ ràng, một mình dân chủ không thể đảm bảo được tự do cá nhân. Nhưng sẽ có biện pháp để phòng tránh những nguy hiểm của bầy đàn.