Ngưng ảo tưởng, người ta không chú ý đến bạn đâu!
Ngưng ảo tưởng, người ta không chú ý đến bạn đâu!
Dù bạn có đang bước đi trên phố với quả túi hàng hiệu hay là bạn lỡ mặc áo ngược, chưa chắc mọi người đã để ý đến bạn.

Có một vài tin tốt dành cho những người hay để ý mình trước đám đông vì những điều nhỏ nhặt. Mấy vết ố cà phê trên áo sơ mi, khuyên tai lệch đôi lấy nhầm vào buổi sáng hay quả đầu nham nhở mới cắt của bạn, mọi người thường không để ý mấy cái đó nhiều như bạn nghĩ đâu.

Dù cho bạn có cảm giác rằng mấy cái vết dơ hay lỗi thời trang đó sẽ khiến mọi người dồn hết sự chú ý vào bạn, nhưng một nghiên cứu tâm lý xã hội đã chỉ ra điều ngược lại. Một khảo sát cổ điển vào những năm 1990 đã cho các ứng viên mặc áo phông có hình gương mặt của ca sĩ Barry Manilow và bước vào một căn phòng đông người. Sau đó, khi  hỏi các ứng viên, có bao nhiêu trong số những người trong phòng mà họ nghĩ rằng đã nhìn thấy hình họa tiết trên áo phông, câu trả lời thường rất nhiều. Tuy nhiên, khi hỏi ngược lại người trong phòng, chỉ có một nửa trong số họ để ý tới.

Và giờ, đến lượt tin xấu. Hầu hết khi chúng ta đều cảm thấy quá bận tâm vào những vấn đề khác mà không chú ý đến mình, thì lúc ấy bạn đang bị quan sát nhiều hơn bạn nghĩ. Tôi cùng một vài đồng nghiệp cũng đã nhấn mạnh điều này trong một vài nghiên cứu đăng trên tạp chí mục Nhật ký tính cách và Tâm lý xã hội.

Trong một trường hợp, chúng tôi yêu cầu hai người lạ đến phòng nghiên cứu cùng một thời điểm. Họ ngồi ở phòng chờ và được thông báo rằng lịch thí nghiệm sẽ lùi lại một chút. Họ cũng được mời đọc báo hoặc làm bất cứ điều gì giết thời gian trong khi chờ đợi. 5 phút sau, khi người hướng dẫn quay trở lại và thông báo cho hai ứng viên sẵn sàng tham gia, cô dẫn hai người vào hai căn phòng khác nhau.

Nhưng có một điều họ không biết là thí nghiệm thực sự đã bắt đầu ngay từ khi họ bước chân vào phòng chờ. Mục đích thực sự của việc buộc họ chờ đợi chính là đưa cho họ cơ hổi để quan sát, và cảm thấy bị quan sát hay không từ phía người đối diện.

Một khi các ứng viên đã vào phòng riêng, một trong hai người được yêu cầu viết ra những điều anh ta/chị ta quan sát và nghĩ về người còn lại. Việc này chứng tỏ mội người đã để ý ở mức độ bao nhiêu đến người khác. Ứng viên còn lại sẽ viết ra những điều mà anh ta/chị ta nghĩ rằng người còn lại đã nghĩ về mình. Hành động này để ước lượng chính bản thân họ đã quan sát mình như thế nào.

Cho dù rằng cả hai người đều bí mật quan sát tất cả những chi tiết về người kia, quần áo, tính cách, tâm trạng, nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng cả hai đều tin rằng người đối diện hoàn toàn không để ý đến họ.

 

Tương tự, mọi người ít để ý vào vết ố trên áo bạn hơn bạn nghĩ, nhưng lại để ý tổng thể về con người bạn nhiều hơn bạn tưởng.

 

Vấn đề của cả hai trường hợp là việc ta có chủ đích tập trung sự chú ý của chính mình về phía người khác. Bởi vì ta cứ bận tâm mãi đế vết ố cà phê (hay bất cứ sự không thoải mái nào ta đang nghĩ trên trang phục của mình), chúng ta cũng quy chụp người ta cũng phải để ý đến vết cà phê ấy. Nhưng khi ta chẳng thèm chú ý đến mình, chúng ta lại bỏ qua sự thật rằng mình tuy nhiên có thể lại chính là một vật đang thu hút sự quan tâm “đặc biệt” của mọi người.

Tóm lại, chúng ta đặt quá nhiều chú ý vào những thứ ta để ý tới.

Ảo tưởng rằng mọi người cũng tập trung vào cùng một điều giống như ta chính là nguyên nhân gốc rễ của mọi sự hiểu lầm. Nhân viên vò đầu bứt tai trong khi giám đốc lại tin rằng các chỉ dẫn của họ rất đơn giản và dễ hiểu.Vợ chồng bất hòa khi cả hai đều cho rằng người kia phải lau nhà. Các nhà hoạt động xã hội lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho rằng xã hội đang thờ ơ chỉ vị mọi người không biết hệ thống bảo hiểm y tế độc quyền là gì.

Chúng ta đều có xu hướng gán quan điểm cá nhân vị kỷ của mình cho người khác. Điều đó không khiến chúng ta trở nên xấu xa hay ích kỷ. Nhưng hãy luôn nhớ trong đầu rằng sự chú ý của mỗi người soi rõ thế giới theo từng cách riêng, và giữa người với người, chúng ta không phải lúc nào cũng cùng chung một điều nhìn thấy.

 

Trạm Đọc

The NY Times

Tags: