3: Thành công đến từ những tác động nhỏ gia tăng dần theo đúng hướng.

Khi nhìn lại, các công ty từ-tốt-trở-thành-vĩ-đại có vẻ như trải qua một quá trình thay da đổi thịt bất ngờ và hoành tráng. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó chính các công ty cũng không nhận thức được rằng bản thân họ đang trong quá trình thay đổi: không cờ hoa khẩu hiểu, không tổ chức sự kiện giới thiệu rềnh rang hay chương trình bài bản.

 Thay vào đó, thành công họ là đóng góp của những động lực nhỏ đi đúng định hướng chiến lược – ý tưởng con nhím. Giống như đẩy bánh xe, mỗi người góp một chút sức nhỏ cho đến khi đạt đủ vận tốc để tạo bước đột phá. Niềm tin kiên định vào thuyết con nhím đã đem lại thành quả là vòng tuần hoàn động lực và tiến bộ.

Ví dụ như Nucor, nhà máy sản xuất thép tăng trưởng vượt thị trường chứng khoán chung gấp 5 lần. Sau khi vượt qua nguy cơ phá sản năm 1965, Nucor nhận ra rằng họ có thể sản xuất thép với chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ hơn các nhà sản xuất khác bằng cách sử dụng máy cán mini, một hình thức sản xuất thép giá rẻ và linh hoạt hơn. Họ xây một nhà máy cán thép mini, tìm kiếm thêm khách hàng, xây một nhà máy khác, có thêm nhiều khách hàng và cứ tiếp tục vậy.

Năm 1975, CEO Ken Iverson nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục phát triển theo hướng đó, họ có thể trở thành nhà máy thép có lợi nhuận cao nhất nước Mỹ. Phải mất đến 2 thập niên, nhưng cuối cùng mục tiêu đó cũng đạt được.

Các công ty cạnh tranh không cố gắng tạo dựng động lực theo một hướng, thay vào đó, họ cố gắng thay đổi vận mệnh công ty bằng những giao dịch vội vàng và những lần thâu tóm đột ngột. Từ những kết quả ảm đạm đó, họ bị nản lòng và buộc phải nỗ lực thay đổi một lần nữa, chứ không để bánh đà kịp lấy tốc độ.