Nếu chúng ta tuân theo định nghĩa thông thường của triết học là tình yêu của sự khôn ngoan, và nếu Montaigne đúng rằng triết học là nghệ thuật học cách chết, thì sống khôn ngoan là học cách mong muốn rằng bạn đã sống. Đó là một kiểu quyết tâm ngược.
Bài viết này sẽ cho bạn một nguồn cảm hứng cho những quyết tâm hướng tới tương lai, được mượn từ những người đã khuất từ lâu, những người đã sống, theo bất kỳ tiêu chuẩn hợp lý nào, cuộc sống đáng kính và hào phóng, cuộc sống đẹp đẽ và có ý nghĩa, được chiếu sáng bởi những ý tưởng đã tồn tại qua các thời đại để làm cho cuộc sống của người khác trở nên đáng sống hơn.
1/ Hannah Arendt: Hãy yêu mà không sợ mất mát
Rất lâu trước khi trở thành nhà triết học lỗi lạc, Hannah Arendt (14/10/1906 - 4/12/1975) là một phụ nữ trẻ Do Thái ở nước Đức đang bị Đức Quốc xã xâm chiếm, yêu một người tình không tưởng, viết luận án tiến sĩ về tình yêu - tác phẩm ít được biết đến nhất nhưng sâu sắc nhất của bà: “Love and Saint Augustine” (tạm dịch: Tình yêu và Thánh Augustine), một suy tư tinh tế về tình yêu và cách sống với nỗi sợ mất mát cơ bản.
Theo dõi sự ảnh hưởng của Thánh Augustine từ các nhà Khắc kỷ, Arendt xem xét sự gắn bó của chúng ta với ảo tưởng về sự trường tồn và an toàn đã hạn chế cuộc sống của chúng ta như thế nào, bà viết:
“Trong nỗi sợ cái chết, những người đang sống sợ chính cuộc sống, một cuộc sống bị định đoạt để chết… Cách mà cuộc sống nhận thức và cảm nhận về chính nó là sự lo lắng. Do đó, đối tượng của nỗi sợ trở thành chính nỗi sợ hãi. Ngay cả khi chúng ta cho rằng không có gì phải sợ, rằng cái chết không phải là điều xấu, thì thực tế là nỗi sợ vẫn tồn tại.
[...]
Sự can đảm là điều mà tình yêu tìm kiếm. Tình yêu như một sự khao khát được xác định bởi mục tiêu của nó, và mục tiêu này là thoát khỏi nỗi sợ hãi… Sự không sợ hãi như vậy chỉ tồn tại trong sự bình tĩnh hoàn toàn mà không còn bị lung lay bởi các sự kiện dự kiến của tương lai… Do đó, thì duy nhất có giá trị là hiện tại, là Bây giờ."
2/ Toni Morrison: Hãy chăm sóc cơ thể mình
Trong kiệt tác “Yêu dấu” năm 1987 của mình, tác phẩm giúp bà trở thành nhà văn da màu đầu tiên nhận giải Nobel văn học, Toni viết:
3/ Viktor Frankl: Hãy thêm âm nhạc và thiên nhiên vào cuộc sống của bạn
Bên cạnh cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” kinh điển của ông, những bài giảng này được tập hợp thành cuốn sách “Yes to Life - Lẽ sống”.
Trong một trong những bài giảng đó, với niềm tin mãnh liệt đã được thử thách trong cuộc sống, Frankl nói về về hai trụ cột vĩ đại của sự sống đã giúp ông sống sót sau thảm họa Holocaust và giúp rất nhiều người trong chúng ta, và giúp nhiều người trong chúng ta, ngay cả trong những hoàn cảnh ít đe dọa đến tính mạng hơn nhiều, sống sót qua cuộc sống của mình, đó là: âm nhạc và tự thiên nhiên.
Hơn một thế kỷ sau, khi Mary Shelley ca ngợi thiên nhiên như một phương tiện duy trì sự tỉnh táo và sống sót trong một thế giới bị tàn phá bởi đại dịch chết người, Frankl bổ sung:
4/ Leo Tolstoy: Hãy chọn sự tử tế
Con người trong quá khứ bị đánh giá khắc nghiệt bởi các tiêu chuẩn đương thời (mà cuộc sống khó khăn của chính họ đã góp phần thiết lập), và con người ở hiện tại bị đánh giá khắc nghiệt bởi những tiêu chuẩn bất khả thi (và giả tạo, trong bối cảnh đầy đủ của bất kỳ người phán xét nào) trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống riêng tư và công khai. Và dẫu vậy, bài kiểm tra vĩnh cửu về nhân cách - thắng lợi vĩ đại về mặt đạo đức của chúng ta - là khả năng đối mặt với những khuyết điểm của chính mình một cách bình tĩnh, suy ngẫm về chúng với quyết tâm để làm tốt hơn - một hình thức thiết yếu của lòng can đảm đạo đức càng khó khăn hơn, và càng quan trọng hơn, trong nền văn hóa nhầm lẫn giữa việc tự cho mình là đúng với đạo đức và bóp nghẹt động lực cơ bản hướng tới sự tốt đẹp hơn bằng sự trừng phạt không khoan nhượng với sự yếu đuối của con người.
Thật may mắn cho Leo Tolstoy (9/9/1828 - 20/11/1910) và may mắn cho các thế hệ con người mà cuộc sống của họ đã trở nên phong phú và cao quý nhờ sự đóng góp của ông cho thành tựu chung về chân và mỹ mà chúng ta gọi là văn học, ông đã sống trong một thời đại rất khác. Khi đến gần tuổi thọ trung bình của thời đại đó, mà thực tế là ông sống lâu hơn gần gấp đôi, Tolstoy bắt đầu đối diện với cuộc sống không hoàn hảo của chính mình, bị nhấn mạnh bởi việc con người không thể tránh khỏi hành động thiếu khôn ngoan và không yêu thương trong những khoảnh khắc tinh thần và cảm xúc kiệt quệ để có thể hành động khác đi, và bắt đầu tìm kiếm sự khôn ngoan mà ông đã thiếu trên hành trình.
Vì vậy, ông đã biên soạn cuốn "Calendar of Wisdom” (tạm dịch: Lịch trí tuệ) - tuyển tập các trích dẫn của những nhà tư tưởng vĩ đại trong quá khứ, được chú giải bằng những suy nghĩ của mình trong hai thập kỷ và xuất bản trong những năm cuối đời mình.
Trong mục nhật ký ngày 7 tháng 1, có lẽ được gợi lên bởi sự khắc nghiệt của mùa đông Nga và sự ảm đạm thắt lòng, hoặc có lẽ bởi quyết tâm mới về sự cải thiện đạo đức mà chúng ta đối mặt với mỗi năm mới, ông viết:
“Người càng tử tế và chu đáo thì càng tìm thấy được nhiều sự tử tế ở người khác.
Sự tử tế làm phong phú cuộc sống của chúng ta; với sự tử tế, những điều bí ẩn trở nên rõ ràng, những điều khó khăn trở nên dễ dàng, và những điều buồn tẻ trở nên vui vẻ.”
Vào cuối tháng, ông viết:
Vào những ngày đầu tiên của tháng Hai - tháng ngắn nhất, ảm đạm nhất, được biết đến ở phần thế giới của chúng ta với cái tên “Kẻ đồ tể nhỏ” - Tolstoy chép lại hai câu trích dẫn liên quan đến sự tử tế từ Jeremy Bentham và John Ruskin, sau đó suy ngẫm:
“Sự tử tế đối với tâm hồn bạn như sức khỏe đối với cơ thể bạn: bạn không nhận thấy nó khi bạn có nó.
[…]
Không gì có thể làm cho cuộc sống của chúng ta, hoặc cuộc sống của người khác, trở nên đẹp hơn bằng sự tử tế vĩnh cửu.”
5/ James Baldwin: Hãy nhẹ nhàng với nhau vì làm người vốn đã là một việc khó khăn
Tuy nhiên, giống như Tolstoy, Baldwin suy nghĩ sâu sắc về những gì cứu rỗi chúng ta, khỏi chính bản thân mình và, do đó, khỏi nhau, và giống như Tolstoy, ông nhận ra rằng, cuối cùng, chỉ có tình yêu mới làm được điều đó. Trong sợi dây cứu rỗi của mình cho giờ phút tuyệt vọng - một trong những bài tiểu luận thâm thúy nhất và cá nhân nhất của ông, và cũng là một trong những bài ít được biết đến nhất - ông nhận xét:
Trong bài tiểu luận cuối cùng từ kho báu bị lãng quên đó, Baldwin xem lại chủ đề này bằng những gì có thể được mô tả tốt nhất như một văn xuôi giàu vần điệu về sự thật vĩnh cửu:
“Trái đất luôn chuyển động, ánh sáng luôn thay đổi, biển không ngừng mài mòn đá. Các thế hệ không ngừng được sinh ra, và chúng ta có trách nhiệm với họ vì chúng ta là những chứng nhân duy nhất mà họ có.
Biển dâng lên, ánh sáng tắt dần, đôi tình nhân bám lấy nhau, và những đứa trẻ bám lấy chúng ta. Khoảnh khắc chúng ta không còn nắm giữ nhau là khoảnh khắc chúng ta mất đi niềm tin với nhau, biển cả nhấn chìm chúng ta và ánh sáng vụt tắt.”
Nhưng để giữ lấy nhau trong niềm tin của tình yêu là một chiến thắng không hề nhỏ bé cho những trái tim đầy sợ hãi của chúng ta. Trong một trong những cuộc phỏng vấn cuối cùng của mình, lặp lại khẳng định của Rilke rằng “để một người yêu một người khác: đó có lẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất trong tất cả các nhiệm vụ của chúng ta,” Baldwin suy ngẫm:
“Yêu bất kỳ ai và được yêu bởi bất kỳ ai là một mối nguy hiểm lớn, một trách nhiệm lớn.”
Tuy nhiên, như ông đã nói với Margaret Mead trong cuộc trò chuyện lịch sử của họ, đó là trách nhiệm với nhân tính của chính chúng ta:
6/ Rachel Carson: Hãy ôm lấy sự cô đơn của việc sáng tạo
Trong sự kết hợp độc nhất vô nhị giữa nghệ thuật và khoa học của mình, nhà sinh học biển và nhà văn viết về thiên nhiên đầy chất thơ Rachel Carson (27/5/1907 - 14/4/1964) đã không lãng mạn hóa cũng không than thở về sự cô đơn cốt yếu của việc hấp thụ sáng tạo. Thay vào đó, bà đã giải quyết nó bằng chất thơ giản dị từ kinh nghiệm sống của mình.
Ngay cả sau khi bài viết trữ tình về khoa học biển đã mang lại cho bà danh hiệu cao quý nhất về nghệ thuật văn học và cuốn sách “Mùa xuân vắng lặng” năm 1962 của bà đã xúc tác cho phong trào bảo vệ môi trường, làm cho bà trở thành nhà văn khoa học được kính trọng nhất thời đại, Carson vẫn tiếp tục dành thời gian để trả lời thư từ độc giả. Khi ấy, một điều hoàn toàn không thể xảy ra trong thời đại email, khi hàng triệu độc giả có thể truy cập hộp thư của một nhà văn chỉ bằng một cú click, Carson đã chuyển hàng đống thư về nhà, ưu tiên thư từ sinh viên và phụ nữ trẻ xin lời khuyên của bà về viết lách. Đáp lại một trong số họ, bà đã viết:
Trong một bức thư khác, viết cho một phụ nữ trẻ, người mà Carson đã nhìn thấy hình bóng mình lúc trẻ, bà đã mở rộng và làm sâu sắc thêm cảm xúc này:
7/ Ursula K. Le Guin: Hãy giao tiếp nếu bạn quan tâm
Thật khó để một ý thức có thể tự giao tiếp với một ý thức khác ngay cả với mọi ngôn ngữ bằng thư từ, lời nói và cử chỉ mà chúng ta có. Đó là điều không thể thực hiện được nếu chỉ có công cụ vô cảm và vô hồn nhất trong tay. Nhắn tin, với các biểu tượng cảm xúc có sẵn và tính tức thời của nó, là một phương tiện tuyệt vời để giao tiếp. Tuy nó chiến thắng về mặt thời gian nhưng lại thất bại nặng nề trong những vấn đề về mặt cảm xúc. Tôi không biết có mối quan hệ nào đã được cải thiện, sửa chữa hoặc cứu vãn bằng cách nhắn tin trong những thời điểm quan trọng và dễ bị tổn thương do cảm xúc sai lệch và thông tin sai lệch, trong đó tính tức thời của phương tiện trở thành một cuộc đấu tranh của sự phản ứng lẫn nhau và sự tách biệt hai chiều của nó là một cách để tránh bằng chứng về ảnh hưởng cảm xúc của một người lên người khác. Khi này, giao tiếp luôn chiến thắng. Khi này, tôi luôn nhớ đến Ursula K. Le Guin (21/10/1929 - 22/1/2018) và tuyên ngôn tuyệt vời của bà về sức mạnh của giao tiếp thực sự giữa con người, trong đó bà viết:
Nhắc nhở chúng ta rằng khả năng đọc viết là một phát minh vô cùng mới mẻ và vẫn còn xa lạ với nhiều người, Le Guin xem xét sức mạnh độc nhất và không thể thay đổi của việc nói chuyện trong việc nuôi dưỡng sự đồng cảm sâu sắc bằng cách đồng bộ hóa các rung động thiết yếu của chúng ta:
“Lời nói kết nối chúng ta một cách trực tiếp và sinh động bởi vì ngay từ đầu nó là một quá trình thể chất. Không phải một quá trình tinh thần hay tâm linh, dù nó có kết thúc ở đâu… Giọng nói tạo ra một không gian xung quanh nó, bao gồm tất cả những người nghe nó: một không gian hoặc khu vực thân mật, bị giới hạn cả về không gian và thời gian.
Sáng tạo là một hành động. Hành động cần năng lượng.
Âm thanh là động. Lời nói là động - đó là hành động. Hành động là sức mạnh, nắm lấy quyền lực, trở nên mạnh mẽ. Giao tiếp lẫn nhau giữa người nói và người nghe là một hành động mạnh mẽ. Sức mạnh của mỗi người nói được khuếch đại, tăng cường, bởi sự đồng bộ của người nghe. Sức mạnh của một cộng đồng được khuếch đại, tăng cường bởi sự đồng bộ lẫn nhau trong lời nói.
[...]
Đây là lý do tại sao lời nói là phép thuật. Từ ngữ có sức mạnh. Tên gọi có sức mạnh. Từ ngữ là các sự kiện, chúng làm điều gì đó, thay đổi điều gì đó. húng biến đổi cả người nói và người nghe; chúng truyền tải năng lượng qua lại và khuếch đại nó. Chúng truyền tải sự hiểu biết hoặc cảm xúc qua lại và khuếch đại nó.”
8/ Seneca: Hãy đánh bại nỗi lo âu
Xem xét thói quen tự chuốc lấy thất bại và mệt mỏi của con người khi chuẩn bị cho những thảm họa tưởng tượng, Seneca khuyên người bạn trẻ của mình:
“Điều tôi khuyên bạn nên làm là đừng buồn bã trước khi khủng hoảng xảy đến; vì có thể những mối nguy hiểm mà bạn đang sợ hãi sẽ không bao giờ ập đến với bạn; chúng chắc chắn chưa đến.
Theo đó, có một số điều làm chúng ta đau khổ hơn mức cần thiết; một số hành hạ chúng ta trước khi chúng phải làm vậy; và một số hành hạ chúng ta khi chúng không nên hành hạ chúng ta chút nào. Chúng ta có thói quen phóng đại, hoặc tưởng tượng, hoặc dự đoán trước nỗi buồn.”
Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất của sự lo lắng đặt nhầm chỗ, Seneca cảnh báo, là khi liên tục chuẩn bị cho một thảm họa tưởng tượng, chúng ta ngăn bản thân mình sống trọn vẹn - điều mà ông đã giải thích trong bài tiểu luận về đạo đức nổi tiếng nhất của mình: “On the Shortness of Life” (Về sự ngắn ngủi của cuộc đời). Ông kết thúc bức thư bằng một câu trích dẫn của Epicurus minh họa quan điểm nghiêm túc này:
9/ Bertrand Russell: Hãy mở rộng cuộc sống của bạn khi nó ngắn lại
Trong một bài suy ngẫm ngắn có tựa đề “How to Grow Old” (Làm sao để già đi) sau này được đưa vào cuốn “Portraits from Memory and Other Essays” (tạm dịch: Bức chân dung từ ký ức và những bài luận khác) Russell đặt trọng tâm của một cuộc sống trọn vẹn là sự hòa tan cái tôi cá nhân thành một thứ gì đó lớn hơn. Dựa trên sự hấp dẫn lâu đời của các dòng sông như những ẩn dụ về hiện sinh, ông viết:
10/ Walt Whitman: Hãy sống với sự sống tuyệt đối
Trong lời nói đầu cho ấn bản đầu tiên của “Leaves of Grass” (tạm dịch: Lá cỏ) được viết hàng thập kỷ trước khi cơn đột quỵ tái khẳng định quan điểm về sự sống của ông, nhà thơ Brooklyn đã gói gọn trong văn xuôi mang tính dẫn dắt các bài thơ của ông - một triết lý chắc chắn sẽ mở rộng và làm vui bất kỳ cuộc sống nào ở bất kỳ giai đoạn nào trong bất kỳ thời đại nào:
- Trạm Đọc
- Theo The Marginalian