Đây không phải là một kiểu nhược điểm hay khiếm khuyết gì cả. Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện. Chúng ta có thể dùng nó một cách “không hẳn là có chủ ý"... Nhưng thông thường, chối bỏ thực tại là một phản ứng không có chủ ý. Chúng ta có thể trải nghiệm một điều gì đó, trong ánh sáng rõ của ban ngày, mà không thật sự nhận biết sự tồn tại của nó.
Tôi thường xuyên thấy điều này trong công việc của mình. Bạn còn nhớ một thân chủ của tôi, người đàn ông nghiện OxyContin đến mức uống hai trăm viên mỗi ngày chứ? Anh ấy nổi cáu với bất kỳ ai ám chỉ rằng anh ấy thật sự có thể phải đi cai nghiện. Anh ấy cứ lặp đi lặp lại rằng anh ấy "không nghiện, chỉ đang trải qua một giai đoạn khó khăn mà thôi". Anh ấy thật sự tin vào điều này, kể cả khi phải vội vã đi mua thuốc để đáp ứng thói quen của mình.
Trong một dịp khác, một thân chủ (tôi sẽ gọi là Julia) đã mời tôi ngồi lại để lắng nghe có thú nhận với người mẹ sùng đạo của mình, bà Constance, rằng cô đang ngoại tình.
"Ừm", bà Constance nhẹ nhàng nói sau khi Julia trình bày xong, “ít nhất thì con cũng chưa bao giờ lừa dối chồng mình. Con sẽ không bao giờ đi quá giới hạn."
Khi Julia khóc ròng và khẳng định rằng cô đã thật sự nhiều lần vượt quá giới hạn, mẹ cô vẫn cứ lặp lại: “Không, con không bao giờ làm thế". Dù đã nghe con gái mình xác nhận sự thật hết lần này đến lần khác, bà Constance vẫn không tin.
Một cặp đôi khác – hai người đàn ông dễ mến đã cùng làm việc và chung sống với nhau hơn hai mươi năm – nói với tôi rằng họ cần được khai văn bởi vì họ sợ rằng mọi người có thể sẽ bắt đầu nghĩ họ là đồng tính.
“Ừm... thế... các anh không phải như vậy hả?", tôi nói.
“Ỏ, chị giỏi thật”, một trong hai người trả lời. “Chị đoán đúng rồi đấy! Ha ha! Nhưng chẳng ai khác biết cá."
“Em trai tôi đã có lần hỏi tôi về chuyện này", người còn lại nói, “nhưng tôi đã đấm thẳng vào bụng nó, nên tôi khá chắc là nó không còn nghi ngờ bất kỳ điều gì nữa."
Tôi có thể tiếp tục kể những câu chuyện tương tự cả ngày không hết – những câu chuyện về những con người thông minh, hướng thiện nhưng ở trong tình trạng chối bỏ thực tại một cách khó tin. Khả năng che giấu bí mật với bản thân của họ không phải là bằng chứng cho thấy tính cách xấu xa hay sự thiếu hiểu biết, mà cho thấy sự phức tạp sẵn có trong tâm trí của mỗi con người. Một cách không có ý, chúng ta có thể xóa sạch mọi điều bản thân không muốn biết khói sự nhận biết của mình.
Hầu như là vậy.
Nếu không nhờ có cánh cổng bị nguyền rủa.
Bài viết được trích lược từ cuốn Con đường chính trực (The way of integrity) của tác giả Martha Beck do First News phát hành.
Martha Beck – nhà xã hội học, diễn giả và nhà khai vấn uy tín – mang đến cuốn sách như một lời mời gọi chân thành, khuyến khích mỗi người trở về với chính mình. Cốt lõi của Con đường chính trực là khái niệm “sự chính trực” – trạng thái khi con người sống đúng với tiếng nói và cảm xúc bên trong. Beck khéo léo lồng ghép hành trình cá nhân với triết lý của Thần khúc (Dante Alighieri), mô phỏng hành trình vượt qua “khu rừng tối” để tìm đến sự cứu rỗi.