TIẾNG GỌI ĐÒ – Tiếng vọng từ ký ức
TIẾNG GỌI ĐÒ – Tiếng vọng từ ký ức
Tôi luôn thấy họ đẹp, và tôi yêu những con người đó, yêu đất nước đã sinh ra những con người như vậy. Cũng như tôi đã đi qua nhiều vùng quê Việt Nam, chụp ảnh về những con người, những ngôi làng… Tôi thấy, không có nơi nào đẹp hơn đất nước chúng ta bởi chính những con người bình dị đó

Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn là người đứng sau máy quay những bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam như “Thương nhớ đồng quê”, “Hi vọng cuối cùng”, “Hoa ban đỏ”, “Bến không chồng”,… Xen kẽ các đợt đi làm phim là những chuyến đi dã ngoại tìm bối cảnh của ông. Xen kẽ các đợt đi làm phim là những chuyến đi dã ngoại tìm bối cảnh. NSND Nguyễn Hữu Tuấn đã rong ruổi tới nhiều nơi trên dải đất hình chữ S. Tài sản 40 năm chụp ảnh là hàng chồng hộp ảnh xếp đầy trong các căn phòng của ông.

 Mấy chục năm đi chụp ảnh nông thôn, NSND Nguyễn Hữu Tuấn đặc biệt rất yêu thích chụp ảnh những bến đò. Bến đò trong ảnh của ông không chỉ là phong cảnh mà đằng sau nó là những chuyện đời, chuyện người. Để rồi sau rất nhiều năm góp nhặt, ông đã gói gọn những hình ảnh ấy vào cuốn sách “Tiếng gọi đò” – một tiêu đề gợi nhiều ý nghĩa và cảm xúc về những con sông, những bến đò cũ nơi ông từng ghé qua.

 

 

“Tiếng gọi đò” là cuốn sách đầu tiên của NSND Nguyễn Hữu Tuấn về chủ đề Nhiếp ảnh. Gói gọn trong 147 trang, cuốn sách bao gồm 85 bức ảnh chọn lọc từ hàng ngàn bức đã chụp trong hơn ba mươi năm, từ 1987 đến 2018. Toàn bộ ảnh được in với hai sắc đen trắng gợi không khí hoài cổ. 

Lật dở cuốn sách, bạn đọc như được lên một chuyến đò trở về với những miền ký ức đẹp trong các bức ảnh của ông. Chú thích trong sách hầu như là chữ viết tay của tác giả; chỉ cho ta thấy ảnh ấy chụp ở đâu, khi nào. Ông đã tìm đến những bến đò truyền thống quen thuộc của dân cư Bắc bộ, như bến đò Đông Trù (Hà Nội), bến đò Nương (Hiệp Hòa, Bắc Giang), bến đò Vân (Bắc Ninh)... Đôi nghĩ tác giả cũng kể lại câu chuyện khi qua mỗi chuyến đò ấy. Ở đó, những câu chuyện riêng tư, những tâm tình ấp ủ, những lời qua tiếng lại, những tin đồn hay những giai thoại dân gian, cứ thế hiện ra rõ nét. Tất cả đều xoay quanh những bến sông, bến đò, những dòng chảy trôi nơi làng quê Việt.

Điều ấn tượng trong những bức ảnh của NSND Nguyễn Hữu Tuấn đó là ống kính của ông luôn hướng về những người phụ nữ. Hơn 80% những bức ảnh trong những bến đò của ông chụp về người phụ nữ ở nông thôn. Càng chụp ông càng gặp nhiều phụ nữ ở chợ lao động, bến sông, chợ dân sinh, những lúc nắng hay cả những ngày mưa họ đều xuất hiện. Họ phải xếp lốt cả tháng được 2 lần, mỗi lần 6km, được 300.000 đồng, xã lấy mất 150.000 đồng, hai bà mỗi bà còn 150.000 đồng. Bóng của họ vẫn là bóng đen, vẫn là những người chịu thiệt thòi trong cuộc sống. Ông chụp ảnh thênh thang thế, nhưng những câu chuyện ông kể trong ảnh của mình lại khiến người xem dừng lại suy ngẫm. 

Tôi luôn thấy họ đẹp, và tôi yêu những con người đó, yêu đất nước đã sinh ra những con người như vậy. Cũng như tôi đã đi qua nhiều vùng quê Việt Nam, chụp ảnh về những con người, những ngôi làng… Tôi thấy, không có nơi nào đẹp hơn đất nước chúng ta bởi chính những con người bình dị đó” - NSND Nguyễn Hữu Tuấn chia sẻ.

Mặc dù sách ảnh là chủ yếu nhưng cuốn sách lại cuốn hút từ đầu đến cuối trang sách bởi lối viết dung dị, dí dỏm và sâu sắc của ông. Những bến đò và con người ở đó mang vẻ đẹp của thời gian và ký ức, những nỗi niềm chung của những người con xa quê trước sự biến đổi nhanh chóng của làng; gợi cho ta nhiều suy ngẫm về cuộc sống hôm nay.

Đến một ngày, những bến đò, bãi sông sẽ chỉ còn trong ảnh. Cuộc sống đi lên và những bến đò sẽ được thay thế bằng những chiếc cầu, dần thiếu vắng tiếng ai gọi “đò ơi, chờ với… Những bức ảnh của NSND Nguyễn Hữu Tuấn rất giá trị, cùng thời gian nó sẽ là nhân chứng cho mai sau…

 VỀ TÁC GIẢ

Nhà quay phim/NSND Nguyễn Hữu Tuấn sinh năm 1949 tại Hà Nội. Năm 23 tuổi, ông quyết định thi vào Trường Điện ảnh Việt Nam, bắt đầu một sự nghiệp nghệ thuật đầy ấn tượng trong vị trí quay phim, người cộng tác của nhiều cá tính đạo diễn. Ông đạt giải dành cho quay phim tại LHP Việt Nam lần VI năm 1983 với hai tác phẩm, Hy Vọng Cuối Cùng (1981) và Thị Xã Trong Tầm Tay (1983). 

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhà quay phim/NSND Nguyễn Hữu Tuấn và Dịch giả - Họa sĩ Trịnh Lữ

Một số bộ phim tiêu biểu ông phụ trách hình ảnh: Duyên Nợ (1987), Anh Và Em (1988), Chuyện Tình Trong Ngõ Hẹp (1992), Trở Về (1994), Thương Nhớ Đồng Quê (1995), Bến Không Chồng (2000), Lạc Lối (2013). Bên cạnh đó, ông còn được mời tham gia nhiều dự án phim hợp tác với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam như Đông Dương (1992), Người Tình (1992), Người Mỹ Trầm Lặng (2002), Hai Con Gái Ông Chủ Vườn Thuốc Trung Hoa (2006).

Tags: