Tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không chỉ dừng lại ở những mỏ dầu khí? Còn gì nữa?
Tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không chỉ dừng lại ở những mỏ dầu khí? Còn gì nữa?
Mấy năm trở lại đây, những vấn đề về Biển Đông đang làm nóng không chỉ Việt Nam mà cả các nước trong khu vực có liên quan như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Mỹ … Vậy thực tế thì diễn biến chính trị trên bàn cờ Biển Đông là như thế nào?
Robert D.Kaplan, giáo sư tại Học viện hàng hải Annapolis và cũng là chuyên gia hàng đầu về địa chính trị đã phân tích trong cuốn : “Sự Minh định của Địa lý” của ông - về tương quan lực lượng và dự đoán về bức tranh trên biển của toàn bộ khu vực Biển Đông nói riêng và vành đai chuỗi đảo bên ngoài nói chung – trong tương quan với tham vọng bành trướng của Trung Quốc như thế nào?

Biển Đông là cửa ngõ vào Ấn Độ Dương – xa lộ dầu khí của thế giới, vì thế việc Trung Quốc ôm tham vọng kiểm soát khu vực này là dễ hiểu. Thế nhưng tham vọng của Trung Quốc về Biển Đông không chỉ dừng lại ở những mỏ dầu khí, dù chắc chắn là như vậy.

Kết quả hình ảnh cho ocean controlling plan of China illustration

Trong thực tế, hầu hết các nước đã trở thành cường quốc hàng hải lớn ban đầu đều tìm cách kiểm soát những vùng biển lân cận với duyên hải của mình như Rome với Địa Trung Hải; Hoa Kỳ với Caribe. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược tương tự với Biển Đông. Thật vậy, Biển Đông với eo biển Malacca sẽ mở đường cho Trung Quốc vào Ấn Độ Dương (giống như việc đào kênh đào Panama và sự kiểm soát vùng biển Caribe đã mở đường cho Mỹ vào Thái Bình Dương).

Một số chuyên gia địa chính trị nhận định, Biển Đông chính là “Địa Trung Hải của châu Á” và nó sẽ làm trung tâm địa chính trị của những thập kỷ sắp tới. Trung Quốc muốn thống trị vùng biển này, trong khi Mỹ thì lại muốn liên minh với Việt Nam và Philippines để tìm cách duy trì vùng biển này dưới sự kiểm soát quốc tế.

 

“Vạn lý trường thành trên biển” là gì?

Mặc dù Trung Quốc có lợi thế về đường biển khá lớn, nhưng trên không gian biển rộng lớn, hải quân Trung Quốc gặp phải cái mà nó gọi là “chuỗi đảo thứ nhất” (từ Nhật Bản đến Australia, qua quần đảo Ryuku, bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Philippines và Indonesia). Đây là chuỗi đảo đang nằm dưới ảnh hưởng của Mỹ, nơi Trung Quốc không thể “làm mưa làm gió” được. Chưa kể Trung Quốc đang tranh chấp lãnh hải với rất nhiều nước như Nhật, Đài Loan, Philippines, Việt Nam.

Theo lời của Toshi Yoshihara, giáo sư tại học viện Hải quân, Trung Quốc đang vấp phải một “Vạn lý trường thành” trên biển, hình thành từ những sức mạnh ủng hộ Mỹ được tổ chức rất tốt trên các đảo thuộc chuỗi đảo thứ nhất, tựa như những tháp bảo vệ trải khắp từ Nhật Bản đến Australia, tất cả đều có khả năng ngăn chặn lối ra đại dương của Trung Quốc.

Hình ảnh có liên quan

Các nhà phân tích quân sự nhận định rằng, phản ứng hung hăng của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan tới không gian biển là thể hiện một tư duy quân sự áp đặt từ phương pháp bành trướng lãnh thổ trên lục địa – mà phương pháp này không hiệu quả trên biển.

Chính cảm giác “bị bao vây” này đã đẩy Trung Quốc và sau đó là cả châu Á vào một cuộc chạy đua. Trung Quốc thì tranh giành vị trí kiểm soát không gian biển, còn các nước khác thì lo bảo vệ chủ quyền trước một thế lực mới.

 

Trung Quốc đang đưa châu Á vào cuộc chạy đua vũ trang mới?

Chắc chắn là giờ chẳng ai còn lạ gì việc Trung Quốc đang gia tăng việc tôn tạo, xây dựng những cơ sở cảng biển trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phô trương thanh thế vũ khí đời mới. Tuy nhiên, điều khiến người Việt Nam chúng ta nhức nhối (và thế giới dè chừng) là Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng căn cứ hải quân lớn trên mũi phía nam đảo Hải Nam, nằm ở trung tâm Biển Đông, với những kết cấu tầng ngầm chứa tới 20 tàu ngầm hạt nhân và diesel-điện, cùng các tên lửa chống tàu. Hành động này không còn mang tính “đe dọa” ngầm, mà đã thể hiện sự khẳng định rõ ràng về chủ quyền với vùng nước vây quanh.

Hình ảnh có liên quan

Những khu căn cứ này là nền móng cho kế hoạch mở rộng trong tương lai của Trung Quốc, theo đó nước này có tham vọng kiểm soát toàn bộ Đông Nam Á và “Địa Trung Hải

châu Á”; đồng thời cũng tìm cách phát triển một lực lượng hải quân biển mạnh để bảo vệ những quyền lợi giao thương biển của họ.

Hiện nay, Mỹ đang cung cấp tên lửa Patriot cho Đài Loan cùng nhiều phương tiện quân sự tiên tiến khác. Nhật và Hàn Quốc đang hiện đại hóa toàn diện hạm tàu của mình, bắt đầu từ tàu ngầm, còn Ấn Độ thì đang xây dựng lực lượng hải quân lớn. Châu Á thực sự đang diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang cực lớn, trong đó có sự tham gia của Mỹ.

Những căng thẳng ngoài khơi châu Á sẽ trầm trọng hơn trong tương lai, vì các khoảng không gian trống trên bản đồ hàng hài ngày càng trở nên chật chội, nhiều người hơn, nhiều đường ống và đường chiến lược hơn, nhiều tàu thuyền trên biển hơn, đó là chưa nói tới số lượng tên lửa đang hiện diện ở đây.

Vậy làm thế nào Hoa Kỳ có thể duy trì sự ổn định của châu Á, bảo vệ các đồng minh và hạn chế được chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa, mà vẫn tránh được xung đột với Trung Quốc?

Mời bạn đọc chi tiết hơn những phân tích của tác giả trong cuốn “Sự minh định của địa lý” – một cuốn sách không chỉ cho ta thấy một cái nhìn tương đối toàn cảnh về địa chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu, mà còn có thể có cái nhìn dự đoán về tương lai – từ chính bối cảnh hiện nay.

 Phương Hoa

Trạm Đọc.

Tags: