“Tâm lý học nói gì về nỗi đau” là một tài liệu nhân văn và thông minh, làm nổi bật lên nhiều phản ứng mà chúng ta phải đối mặt khi mất đi một người thân yêu và khám phá ra cách cá nhà tâm lý học tìm cách giải quyết nỗi đau này. Từ bộ môn phân tâm học tiên phong của Sigmund Freud cho tới quan niệm đã bị phủ nhận về các "giai đoạn" của nỗi đau. Cuốn sách cũng khảo nghiệm các tập quán văn hóa - xã hội vốn đang định khung hoặc hạn chế hiểu biết quá trình đau buồn, cũng như xem xét ngôn ngữ chúng ta sử dụng để mô tả nỗi đau.
Đôi lúc, đau buồn kéo dài cả đời người bởi vì chúng ta vẫn tiếp tục yêu thương người đã khuất. Những điều khó tránh trong đời sống không chỉ có cái chết và tiền thuế, mà còn có cả nỗi đau nữa. Liên hệ giữa cái chết và nỗi đau chính là tình yêu thương (đôi lúc được gọi là sự gắn bó). Ta vẫn luôn tiếc thương những người thân yêu không còn bên ta nữa.
Nỗi đau giống như một “thung lũng dài và quanh co”, trong đó người ta dễ gặp những miền đất mà tưởng chừng đã bỏ lại phía sau từ lâu.
Tất cả chúng ta, vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống, đã, đang và có thể sẽ trả qua sự mất mát, và “Tâm lý học nói gì về nỗi đau” sẽ giúp người đọc hiểu được cảm giác đau buồn của chính bản thân mình và cả những người xung quanh. Cuốn sách hiện đang được Read books phát hành trên toàn quốc.
“Tâm lý học nói gì về nỗi đau khám phá những ý nghĩ về nỗi đau và ý nghĩa của nỗi đau, cách chúng ta đau buồn và những điều chúng ta sử dụng để chống lại nỗi đau. Cuốn sách rất rõ ràng và ngắn gọn, mô tả về nỗi đau theo cách rất khoa học. Mặc dù mang tính học thuật nhưng cuốn sách cũng rất dễ hiểu. Tôi rất thích cuốn sách này”. - Goodreads customer
Về tác giả:
Richard Gross là tác giả hàng đầu của các tài liệu tâm lý học.
Kể từ năm 2006, Richard đã làm việc với vai trò tình nguyện viên và huấn luyện viên tại Cruse Bereavement Care - là tổ chức từ thiện cho những người mất người thân lớn nhất của Vương quốc Anh, nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc miễn phí và tư vấn cho những người đau khổ.