Sao ta lại làm quá nhiều mà hiệu quả lại chẳng bao nhiêu?
Sao ta lại làm quá nhiều mà hiệu quả lại chẳng bao nhiêu?
“Năng suất không phải là một đức tính. Trái lại, nếu bị lạm dụng, nó sẽ trở thành một tật xấu. Nếu bạn đã từng ép bản thân phải làm việc chăm chỉ hơn, thì cuốn sách này chính là lời kêu gọi rằng hãy làm việc thông minh hơn. Đôi khi ta sẽ đạt được nhiều thành quả hơn bằng cách làm ít hơn.” – Adam Grant, Tác giả các tựa sách best-seller Dám Nghĩ Lại, Tư Duy Ngược, Cho & Nhận.
Lười - Một lần Lười bằng Mười thang thuốc bổ
(4 lượt)
Bạn tin không, không phải từ xưa chúng ta đã làm việc cật lực như bây giờ. Ngay cả những nông dân trung cổ cũng lao động ít thời gian hơn - và có nhiều thời gian nghỉ hơn! - một người công nhân viên hiện đại. Mọi thứ đã thay đổi từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Thay vì trả công theo đầu việc, chủ nhà máy bắt đầu trả công theo giờ, và đó là lý do người lao động được kỳ vọng phải làm việc trong thời gian dài hơn rất nhiều. Nếu ai cũng biết rằng lao động cực khổ sẽ giúp phát triển cuộc sống thì ai còn dám than phiền khi thời gian làm việc mỗi ngày một dài thêm nữa? Có một niềm tin mang tên Giấc mơ Mỹ rằng cứ chăm chỉ và kiên trì sẽ luôn luôn được thưởng tiền tài đã góp phần gieo những hạt giống đầu tiên cho “giáo hội năng suất” của hiện tại.

Vậy “giáo hội năng suất” là gì? Đó là thái độ “mình càng bận rộn càng tốt”: mình có niềm tin mãnh liệt vào việc hoạt động không ngừng nghỉ, mình tìm cách năng suất nhất để hoàn thành được gần như bất cứ điều gì và mình có niềm tin mù quáng rằng những nỗ lực của mình sẽ giúp tiết kiệm thời gian cũng như làm cuộc sống của mình tốt hơn. Nếu bạn đang trong tình trạng bị quá tải công việc, quá tải căng thẳng, thường xuyên không thỏa mãn, và luôn trong trạng thái cố đạt đến một tiêu chuẩn không ngừng tăng lên, bạn chính là những ‘tín đồ’ của “giáo hội năng suất”, và bạn đang khai tử chính mình bằng khái niệm năng suất. 

Thật ngược đời, ám ảnh việc phải cải thiện cuộc sống lại khiến chúng ta cô đơn hơn, bệnh tật hơn và căng thẳng hơn bao giờ hết. Chất lượng cuộc sống được ta đánh giá qua hiệu suất thay vì qua sự bổ ích ta thu được. Động cơ hoạt động của ta hiếm khi nào là để tận hưởng hoạt động đó, mà hầu như chỉ vì cái mong muốn liên tục tiến bộ, muốn mình thật năng suất. Mạng xã hội quả thực đã góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của “giáo hội năng suất”. Nó khiến việc so sánh bản thân với người khác trở nên quá dễ dàng, và khi ta so sánh bản thân với những người xuất sắc nổi bật, ta đang gửi thông điệp cho bản thân rằng mình không đủ tốt, và cuộc sống của mình hoàn toàn không đạt tiêu chuẩn. Ta sẽ có khao khát vượt mặt người khác và sẽ khiến cho ta không ngừng thi đua trở thành người hoạt động năng suất và hiệu quả nhất trên mạng. Và chẳng cần nói cũng biết, đó là một cuộc đua ta không bao giờ thắng được.

Không ít người trong chúng ta còn chẳng biết mình đã sử dụng thời gian vào việc gì. Việc hiểu cách mình sử dụng thời gian được gọi là “nhận thức thời gian”. Những người có “nhận thức thời gian” kém sẽ dành nhiều thời gian xem ti-vi hoặc lướt mạng xã hội hơn, và thường xuyên nói rằng mình cảm thấy quá tải. Khi bạn không nhận thức được rõ mình sử dụng thời gian ra sao, bạn sẽ cảm thấy quá tải hơn cần thiết, và điều đó khiến bạn đưa ra những quyết định gây nhiều căng thẳng và lo âu hơn nữa.

Chính chứng nghiện hiệu suất và năng suất của chúng ta đã khiến ta coi nhẹ sức mạnh của sự thư nhàn hoặc tệ hơn là mất nhận thức về niềm vui từ việc nghỉ ngơi và không làm gì cả. Dường như chúng ta không tin vào bản năng con người nữa. Gặp vấn đề khó là ta tìm ngay các giải pháp công nghệ, các công cụ thích hợp, các hệ thống giải quyết vấn đề như: cà phê cực đậm, những bài thể dục cực hành xác, chế độ ăn như thời tiền sử, sổ theo dõi mục tiêu, các ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất, rồi ta tin rằng những biện pháp và công cụ được thiết kế kỹ lưỡng kia sẽ giúp ta tốt lên. Đó là niềm tin hão, và mục tiêu của tựa sách này là đập tan ảo tưởng đó để bạn thấy được rằng ta không hề tốt lên mà nhiều khi còn tệ đi.

Giải pháp những vấn đề kể trên rất đơn giản: hãy dành thời gian để nghỉ ngơi đúng nghĩa và không làm bất cứ điều gì. Thông điệp của “Lười” gửi đến bạn cả phương thức chẩn đoán lẫn kế hoạch hành động bằng cách kết hợp thông tin tổng quát về những sai lầm trong quá khứ của chúng ta với những cách thức cải thiện vô cùng đơn giản cho tương lai để tạo nên một liều thuốc giải cho thế giới cuồng năng suất này.

 

 

Về tác giả Celeste Headlee – Chuyên gia Truyền thông và Hành vi con người 

 

 

 

 

Celeste có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Truyền thông, dẫn dắt hàng loạt chương trình nổi tiếng trên sóng radio của Hoa Kỳ và là một diễn giả tài năng. Bài diễn thuyết của cô tại TEDx Talk hiện đã đạt hàng chục triệu lượt xem toàn cầu. Celeste còn là tác giả của hàng loạt bài viết phân tích hành vi được đăng tải trên các tạp chí uy tín: TODAY, Psychology Today, Inc., NPR, Time, Essence, Elle,...


Dù lịch trình bận rộn nhưng Celeste vẫn có thể cân bằng cuộc sống. Cô đã được mời để chia sẻ kinh nghiệm cho hơn 100 doanh nghiệp, hội nghị, trường đại học như Apple, Google, United Airlines, Duke University,…

Celeste hiện sống tại Thủ đô Washington, D.C. trong một căn hộ đầy hoa cỏ cùng một chú chó đáng yêu.

Thông tin đơn vị phát hành: Công ty Cổ phần Văn hoá & Công nghệ Tuệ Tri 

Tue Tri Publishing được thành lập bởi các cá nhân có kinh nghiệm và đam mê trong ngành sách với mong muốn mang đến cho bạn đọc những cuốn sách về đề tài kỹ năng, khoa giáo, tâm lý và nhân sinh với chất lượng in ấn và mỹ thuật tốt nhất. Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của ban biên tập là đóng góp ít công sức vào sự nghiệp khai chấn dân trí của nước nhà. Thông qua các tác phẩm mà Tuệ Tri xuất bản, hy vọng bạn đọc có thể cảm nhận được thông điệp và những giá trị mà chúng tôi gửi gắm qua những đứa con tinh thần này.

Một số tác phẩm đã và sắp xuất bản:

  • Bộ sách Hiểu và Thương (Nguyễn Bảo Trung),
  • Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (Tiến sĩ M. Scott Peck),
  • Bộ sách Chữa lành từ Osho: Dược Khoa Cho Tâm Hồn, Từ Thuốc Tới Thiền…
  • Chiếc Mèo Kỳ Diệu (Carina Nunstedt & Ulrica Norberg),
  • Tuổi Trẻ Dùng Để Làm Gì? (Huỳnh Chí Viễn),
  • Trí Tuệ Đức Phật (Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche),
  • Đạo Lộ (Tôn sư Lama Thamthog Rinpoche),…
Tags: