Những năm tháng tuổi 20: Giai đoạn lỡ cỡ nhưng lại mang tính quyết định
Những năm tháng tuổi 20: Giai đoạn lỡ cỡ nhưng lại mang tính quyết định
Một bài báo năm 2001 của tạp chí Economist đã giới thiệu “Nền kinh tế tiểu thư Jones” và một trang bìa năm 2005 của tạp chí Time đã giật dòng tít lớn “Gặp gỡ những người lỡ cỡ”, cả hai đều chỉ ra rằng ngày nay những năm tháng tuổi 20 được xem là khả dụng được bôi trơn bằng nguồn thu nhập khả dụng.

Đến năm 2007, giai đoạn tuổi 20 được gán cho cái tên những năm tháng phiêu lưu - giai đoạn để lang thang đây đó. Các nhà báo và các nhà nghiên cứu khắp nơi đều bắt đầu đặt cho những người trong độ tuổi 20 những biệt danh ngớ ngẩn như trẻ-trưởng-thành, người-tiền-trưởng-thành và thanh-thiếu-niên-đang-trưởng-thành. 

Một số người nói những năm tháng tuổi 20 là thời niên thiếu kéo dài, trong khi một số khác lại gọi đó là giai đoạn bắt đầu trưởng thành. Cái gọi là thời gian biểu thay đổi của độ tuổi trưởng thành này đã giáng cấp những người trong độ tuổi 20 xuống thành “những-người-không-hẳn-là-người-lớn” vào lúc mà họ cần phải tham gia nhiều nhất. Những người trong độ tuổi 20 bị  cuốn vào cơn lốc của sự cường điệu hóa và hiểu lầm, phần lớn trong số này đã coi thường những năm tháng định hình rõ nhất cuộc đời của chúng ta.

Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi chối bỏ những năm tháng tuổi 20, chúng ta vẫn phải công nhận sức ảnh hưởng của nó. Những năm tháng tuổi 20 chưa bao giờ trở thành tư tưởng của thời đại nhiều đến thế. Văn hóa đại chúng tập trung đến mức gần như ám ảnh vào những năm tháng tuổi 20 đến độ như thể những năm tháng này là những gì duy nhất tồn tại. Những đứa trẻ nổi tiếng và những đứa nhóc bình thường, tất cả đều dành tuổi trẻ của chúng để hành động như thể chúng 20 tuổi, trong khi đó những người trưởng thành và những bà nội trợ thực thụ thì lại ăn vận và trang điểm trông như mới 29 tuổi. Người trẻ trông già đi còn người lớn lại trông trẻ hơn,, kéo cái gọi là tuổi thọ của người trưởng thành thành một chuyến du ngoại những năm tháng tuổi 20 dài dằng dặc. Thậm chí một từ mới - “tuổi trẻ bất biến” - được tạo ra để miêu tả cách sống tương tự, với cùng mức độ, từ thời niên thiếu đến khi qua đời. Đây là một thông điệp mâu thuẫn và nguy hiểm. Ta bị dẫn dụ để tin rằng những năm tháng tuổi 20 không quan trọng, tuy nhiên, với việc tán dương và gần như ám ảnh với độ tuổi 20 này, hầu như chẳng có gì nhắc nhở chúng ta về bất kỳ điều gì khác quan trọng trong cuộc đời này nữa. Điều này khiến quá nhiều người hoang phí những năm tháng nhiều biến đổi quan trọng nhất cuộc đời và phải trả giá cho điều đó trong những năm tháng về sau. 

Quan điểm văn hóa của chúng ta về những năm tuổi 20 cũng giống như thói hoa mỹ phi lý kiểu Mỹ ngày xưa. Những người ở độ tuổi 20 trong thế kỷ XXI đã lớn lên cùng niềm đam mê công nghệ, bong bóng nhà đất và sự bùng nổ của phố Wall. Các công ty mới thành lập tự huyễn hoặc bản thân rằng những trang web đẹp đẽ sẽ sản sinh ra tiền bạc và nhu cầu; mọi người thì không biết chính xác chất béo và năng lượng đi kèm trong những đồ ăn nhanh; các chủ sở hữu nhà đất đặt hy vọng quá lớn vào những căn nhà từng được đánh giá cao; các nhà quản lý tài chính ảo tưởng thị trường sẽ luôn trên đà đi lên. Người trưởng thành ở tất cả các độ tuổi đã để cho cái mà các nhà tâm lý học gọi là “niềm lạc quan phi thực tế”- cái ý tưởng rằng sẽ chẳng có gì tồi tệ xảy đến với bạn - đánh bật logic và lý trí. Người trưởng thành ở mọi địa vị đều thất bại khi làm bài toán này. Giờ đây, những người trong độ tuổi 20 đang được sắp đặt để trở thành một bong bóng khác sẵn sàng nổ tung.

Cuộc Đại k.h.ủ.n.g h.o.ả.n.g và tiếp diễn của nó đã khiến những người trong độ tuổi 20 trở nên ngây thơ, thậm chí là tan vỡ. Giờ đây, những người trong độ tuổi 20 có học vấn nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học. Rất nhiều công việc đã được chuyển ra nước ngoài khiến những người trong độ tuổi 20 càng thêm khó khăn để có được một vị trí chắc chắn tại quê nhà. Với nền kinh tế hẹp dần và dân số bùng nổ, tình trạng thất nghiệp đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Vị trí thực tập không lương nay được xem là công việc khởi điểm. Khoảng ¼ những người trong độ tuổi 20 không có việc làm và ¼ khác chỉ làm việc bán thời gian. Những người trong độ tuổi 20 có việc làm được trả lương ít hơn. 

Do các công việc ngắn hạn đã thay thế những công việc lâu dài, nên một người trong độ tuổi 20 thường sẽ nhảy việc liên tục trong giai đoạn này. ⅓ trong số đó sẽ chuyển nhà trong bất kỳ năm nào, thậm chỉ phải xa cả gia đình và bạn bè cũng như rải CV ở khắp nơi. Khoảng ⅛ trong số này sẽ quay về nhà sống cùng bố mẹ, ít nhất một phần vì lương bổng bị cắt giảm, dẫn đến việc họ không thể tự chi trả cho cuộc sống. 

Nhiều người ở tuổi 20 cảm thấy bị l/ừ/a g/ạ/t trắng trợn bởi quan niệm rằng những năm tháng này sẽ là những năm tháng tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Họ có nhiều điều đáng ngại để kể hơn người ta nghĩ:

  • Tôi thấy mình như đang trôi giữa đại dương bao la. Như thể tôi có thể bơi theo bất kỳ hướng nào nhưng tôi lại không thấy đất liền ở đâu cả, vì thế tôi chẳng biến đường nào để đi.
  • Tôi thấy mình cứ phải tiếp tục thả mồi nhử và đoán xem cái gì sẽ mắc câu.
  • Tôi không ngờ rằng có lúc mình sẽ khóc trong phòng vệ sinh ở công ty hằng ngày như thế. 
  • Những năm tháng tuổi 20 là một cách nhìn hoàn toàn mới về thời gian. Đó mà một khoảng thời gian dài và cả một núi việc cần phải xảy ra bằng cách nào đó. 
  • Chị tôi 35 tuổi và độc thân. Tôi sợ điều tương tự sẽ xảy ra với mình.
  • Tôi rất mong ngóng được giải phóng khỏi những năm 20 tuổi của mình.
  • Tốt hơn hết là tôi không nên tiếp tục làm việc này ở tuổi 30. 
Meg Jay - tác giả cuốn sách "Tuổi 20 những năm tháng quyết định cuộc đời bạn"

Nhiều người không biết họ sẽ làm gì, sống ở đâu hay sẽ quen ai trong 2 hay thậm chí là 10 năm tới. Họ không biết khi nào họ sẽ hạnh phúc hoặc khi nào sẽ trả được các hóa đơn. Họ tự hỏi liệu mình nên trở thành nhiếp ảnh gia, luật sư, nhà thiết kế hay nhân viên ngân hàng. Họ không biết mình còn cách mối quan hệ tình cảm như mong muốn của mình chỉ vài ngày thôi hay nhiều năm nữa. Họ lo lắng về việc liệu họ sẽ kết hôn hay không và liệu cuộc hôn nhân của họ có bền vững? Đơn giản nhất, họ chẳng biết liệu cuộc đời họ có ổn hay không và không biết bản thân cần phải làm gì. 

Nhiều người trong độ tuổi 20 cho rằng cuộc đời sẽ nhanh chóng ổn định sau tuổi 30 và có lẽ vậy. Nhưng đó vẫn là cuộc đời khác. Ta hình dung rằng nếu không có gì xảy ra trong những năm tháng tuổi 20 thì sau đó mọi chuyện vẫn có thể diễn ra trong những năm 30 tuổi. Ta nghĩ rằng bằng cách né tránh đưa ra các quyết định lúc này, ta vẫn giữ được mọi lựa chọn cho tương lai - nhưng việc không lựa chọn cũng chính là một lựa chọn. 

Khi còn quá nhiều việc cần phải làm, trong những năm tháng tuổi 30, ta sẽ phải chịu áp lực lớn để bước tiếp, kết hôn, chọn một thành phố để sinh sống, kiếm tiền, mua nhà, tận hưởng cuộc sống, học cao học, khởi nghiệp, thăng tiến, tiết kiệm tiền dưỡng già, có hai hay ba đứa con trong một khoảng thời gian ngắn hơn xưa. Nhiều điều trong số này không tương thích với nhau và như các nghiên cứu bắt đầu cho thấy gần đây, đơn giản là khó khăn hơn nhiều khi phải thực hiện tất cả những việc này cùng một lúc trong những năm tuổi 30.

Có quá nhiều người trong độ tuổi 30, 40 thông minh và đầy thiện chí hối hận khi họ phải dành cả phần đời còn lại để bắt kịp cuộc sống vốn bị bỏ lỡ. Họ ngồi nhìn chính mình và nói về những năm tháng tuổi 20 của họ, “Tôi đã làm gì lúc đó? Tôi đã nghĩ gì lúc đó?”

Vậy nên, những người trong độ tuổi 20 hãy giành lại những năm tháng của mìn, địa vị của người trưởng thành và tương lai của mình. 

Cuốn sách “Tuổi 20 những năm tháng quyết định cuộc đời bạn” sẽ cho những người ở tuổi 20 thấy vì sao mình nên làm thế và có thể làm điều đó như thế nào.

Tags: