“Lấy nước đường xa” - Câu chuyện về trẻ em Châu Phi chạm đến trái tim độc giả
“Lấy nước đường xa” - Câu chuyện về trẻ em Châu Phi chạm đến trái tim độc giả
“Lấy nước đường xa” - cuốn tiểu thuyết bán chạy số 1 của Thời báo New York và Top 1 sách viết về trẻ em châu Phi tại Amazon là câu chuyện có thật về khát vọng và hành trình vượt lên số phận của những đứa trẻ tại Sudan. Mới đây, “Lấy nước đường xa” đã được NXB Lao động và Thái Hà books giới thiệu tại Việt Nam, do dịch giả Nguyễn Thanh Tùng chuyển ngữ
Trong bối cảnh đất nước từng đối mặt với các cuộc nội chiến kéo dài, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, trẻ em Sudan là những người dễ bị tổn thương nhất. Bên cạnh việc không có cơ hội đến trường, nhiều đứa trẻ phải phụ giúp gia đình, vất vả lội bộ đến những khu vực xa xôi mới lấy được nước về phục vụ sinh hoạt.

“Lấy nước đường xa” là câu chuyện đầy cảm xúc về hai đứa trẻ ở hai thời kỳ khác nhau được kể xen kẽ. Một cậu bé với bối cảnh năm 1985 và một cô gái ở năm 2008, họ thuộc hai bộ tộc ở Sudan.

Bởi cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam Sudan, cậu bé 11 tuổi Salva buộc phải rời ngôi làng của mình để đến các trại tị nạn. Cùng với 1.500 đứa trẻ Sudan thất lạc trong hoàn cảnh tương tự, Salva đã trải qua một hành trình khủng khiếp khi phải đi bộ cả ngàn dặm trên sa mạc, phải đối mặt với cái đói, cơn khát, sự tấn công của sư tử, cá sấu và dưới họng súng hăm dọa của phiến quân. Lê từng bước dưới ánh mặt trời, chạy đến không còn hơi sức, bị gai nhọn đâm giữa gót chân... nhưng trong đầu Salva lúc nào cũng thường trực câu hỏi: Mình đang đi đâu đây? Gia đình mình đâu? Liệu mình có còn được gặp lại gia đình không? Khi nào thì được đoàn tụ?. 7 năm sau, Salva đến Mỹ, sống cùng cha mẹ nuôi và cũng tìm thấy gia đình mình đang ở xứ cờ hoa. Đau đáu về quê hương, Salva tham gia nhóm tình nguyện có tên Water for Sudan để lắp đặt nhiều giếng sâu, mang nước sạch về cho người dân Sudan. Từ năm 2005 đến nay, dự án Water for Sudan lắp đặt khoảng 500 giếng nước tại khu vực.

Còn cô bé Nya mỗi ngày đi bộ 8 tiếng đến ao nước gần nhà nhất để mang nước về nhưng nguồn nước ở đó cũng bị ô nhiễm. Sau đó, một ngôi trường và giếng nước được xây dựng trong làng nên Nya không còn phải lấy nước ở đường xa, lại có cơ hội đến trường. Điều đó khiến Nya vô cùng hạnh phúc.

Trong khi Salva vẫn tiếp tục hành trình mang nước sạch đến cho người dân Sudan, Nya cũng kết thúc hành trình lấy nước vô cùng gian nan. Tác giả Linda Sue Park thừa nhận, Nya là một nhân vật hư cấu, nhưng cô ấy là đại diện cho nhiều trẻ em sống ở Sudan và mọi thứ xảy ra với Nya đều là sự thật ở vùng đất này. Còn nhân vật Salva Dut hiện sống gần nơi ở của nhà văn.

Ảnh minh họa (Nguồn: Voh Radio)

“Lấy nước đường xa” từng nhận Huân chương Newbery (giải thưởng thường niên được trao cho tác giả của cuốn sách thiếu nhi Mỹ xuất sắc nhất). Nói về đứa con tinh thần của mình, tác giả Linda Sue Park cho biết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng toàn cầu hơn. Điều quan trọng đối với những người trẻ là phải biết câu chuyện của họ, của cộng đồng, của đất nước họ và của thế giới. Tôi nghĩ đó là điều tạo nên một con người giác ngộ”.

Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc và cảm động về cuộc đời của Salva và Nya như một bài ca khuyến khích con người ta hãy luôn vững bước đi tới ngay cả khi đối mặt với thách thức lớn nhất của cuộc đời, thúc giục tất cả hãy tiếp tục bước đi, ngay cả khi đối mặt với những thách thức lớn nhất của cuộc đời để cải thiện cuộc sống của chính mình và giúp đỡ cộng đồng.

Về tác giả:

Linda Sue Park (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1960) là một tác giả người Mỹ gốc Hàn đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, Seesaw Girl, vào năm 1999. Cô đã viết sáu tiểu thuyết thiếu nhi và năm cuốn sách ảnh . Trước khi viết cuốn sách đầu tiên của mình, Park đã làm việc ở nhiều công việc, bao gồm cả quan hệ công chúng cho một công ty dầu mỏ lớn, báo chí thực phẩm cho các tạp chí và báo của Anh, và dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai cho sinh viên đại học.

Công việc của Park đã trở nên nổi tiếng khi cô nhận được huy chương Newbery danh giá năm 2002 cho cuốn tiểu thuyết “A Single Shard”

 

Tags: