Học tập chủ động là gì?
Học tập chủ động là gì?
“Dạy học không theo lối mòn” là một cuốn sách của Giáo sư Barbara Oakley nói về cách tư duy mới và rất hữu ích trong việc dạy (cho giáo viên) và học (cho học sinh), một góc nhìn mới về cái vẫn được coi là “học tập chủ động”. Hãy cùng Trạm Đọc tìm hiểu về cách tư duy mới này qua bài viết dưới đây.
Dạy Học Không Theo Lối Mòn
(7 lượt)
Giáo viên đôi khi mắc một lỗi tư duy thông thường rằng học tập chủ động có nghĩa là người học làm điều gì đó một cách chủ động – về mặt vật lý – với các nội dung học. Ví dụ, trong một chương về lịch sử và văn hóa Hy Lạp, giáo viên có thể giao cho học sinh làm một chiếc bình bằng giấy bồi kiểu Hy Lạp. Học tập chủ động chớp nhoáng kiểu này hẳn phải là phương pháp giáo dục tốt?

Nhưng, như Jennifer Gonzalez chỉ ra trên trang blog nổi tiếng Cult of Pedagogy:

Quấn giấy báo ướt đẫm hồ quanh một quả bóng không liên quan gì tới hiểu biết của một ai đó về xã hội và văn hóa… Tôi đã thấy quá nhiều chiếc “bình kiểu Hy Lạp” rồi: các dự án trông có vẻ sáng tạo, có thể được giáo viên mô tả như là học tập trải nghiệm, giảng dạy liên môn, hướng dẫn dựa trên dự án, hoặc tích hợp nghệ thuật hay công nghệ, nhưng học sinh lại không học được bất kỳ thứ gì đáng kể. Tệ hơn nữa, vì những hoạt động kiểu này thường tốn thời gian nên sẽ lấy đi của học sinh cơ hội vật lộn với những thứ khó hơn.

Vậy học tập chủ động là gì? Nhà động vật học, và sau này đã trở thành chuyên gia học tập chủ động Scott Freeman và cộng sự – các tác giả của phân tích tổng hợp được trích dẫn ở đầu chương – đã khảo sát nhiều giảng viên đại học và đưa ra định nghĩa sau đây: “Học tập chủ động gắn kết người học vào quá trình học tập thông qua các hoạt động và/hoặc thảo luận trong lớp học, trái ngược với việc thụ động lắng nghe một chuyên gia nào đó. Nó nhấn mạnh vào việc tư duy bậc cao và thường gắn với làm việc nhóm.”

sach-day-hoc-khong-theo-loi-mon
Cuốn sách "Dạy học không theo lối mòn" do thương hiệu sách ETS ấn bản 

Chúng ta có thể nhìn nhận học tập chủ động từ lăng kính khoa học thần kinh như thế nào? Chúng tôi cho rằng, học tập chủ động áp dụng tốt có thể hỗ trợ hiệu quả cho việc tạo ra và đặc biệt là củng cố các kết nối thần kinh trong trí nhớ dài hạn, nền tảng của cả nhận thức khái niệm cơ bản cùng tư duy bậc cao. Học tập chủ động, đặc biệt trong các lĩnh vực khó hơn (chúng ta sẽ trao đổi kỹ hơn trong chương 5), thường là điều kiện cần thiết cho giai đoạn kết nối trong quá trình học cái gì, kết nối cái đó. Hãy nhớ lại rằng, việc học cái gì diễn ra khi các neuron tìm kiếm và bắt đầu kết nối với nhau. Nhưng kết nối là khi học sinh củng cố và mở rộng các kết nối thần kinh đã có. Làm việc nhóm có thể tạo điều kiện cho học tập chủ động, nhưng không phải là cách thức duy nhất để học tập chủ động. Và như chúng ta sẽ thấy, không phải học tập nào cũng là học tập chủ động.

Tại sao chúng tôi nhấn mạnh rằng cả kiến thức cơ bản, các thông tin thực tế và khái niệm bậc cao đều là những khía cạnh quan trọng của học tập chủ động nói riêng và học tập nói chung? Bởi khoa học thần kinh cho chúng ta thấy rằng, để học tập thành công, học sinh thường cần có những thông tin thiết yếu, nhưng đôi khi trông có vẻ tầm thường, trong trí nhớ dài hạn, bao gồm các định nghĩa và các ví dụ. Những kết nối thần kinh này đóng vai trò nền tảng cho sự hiểu biết về khái niệm và là bước đệm cho tư duy sáng tạo trong tương lai.4 Như Natalie Wexler đã lưu ý trong cuốn The Knowledge Gap (Khoảng trống tri thức):

Vấn đề không hẳn là các bit (đơn vị) thông tin cụ thể tự thân chúng đóng vai trò thiết yếu – mặc dù một số rõ ràng là có. Vấn đề nằm ở chỗ con người cần có đủ dữ kiện trong đầu để có được cái mà một nhà phê bình thường gọi là “một bữa tiệc tri thức” – một loạt các liên kết đã được tích lũy trước đó sẽ cho phép con người tiếp thu, lưu giữ và phân tích các thông tin mới.

>> Đọc thêm các bài viết khác: 

- Nếu muốn làm việc tại Netflix, bạn phải thích nghi với văn hóa có phần “tàn nhẫn”! 

- Khai sáng thời hiện đại: Có phải thế giới đang trở nên hạnh phúc hơn?

Tags: