Đọc chậm là chân lý! Tại sao đọc nhanh là một kĩ năng dở tệ?
Đọc chậm là chân lý! Tại sao đọc nhanh là một kĩ năng dở tệ?
Những người click vào đọc bài này chắc hẳn là mọt sách và các mọt chắc luôn muốn đọc sách thật nhanh, hiệu quả đúng không? Riêng cá nhân tôi, tôi không ủng hộ “đọc nhanh”.

 

 Thế nào là đọc nhanh?

 

 

Những người click vào đọc bài này chắc hẳn là mọt sách và các mọt chắc luôn muốn đọc sách thật nhanh, hiệu quả đúng không? Riêng cá nhân tôi, tôi không ủng hộ “đọc nhanh”.
 

Kỹ năng đọc nhanh được coi như mẹo giúp ta rút ngắn thời gian đọc sách. Kĩ năng này được ưa chuộng bởi những người theo chủ nghĩa " nhanh- gọn - lẹ", muốn tận dụng từng tích tắc của cuộc sống, hay với các tín đồ Self- help muốn đặt mục tiêu đọc hàng trăm cuốn sách mỗi năm .

 

Vừa muốn đọc nhanh lại vừa muốn hiểu văn Shakespeare ư? Chẳng khác nào tin rằng Quái vật hồ Loch Ness là có thật!

 

Nhưng khi nghĩ về mục đích và lý do ta đọc, thì việc đọc nhanh một cuốn sách chả khác nào việc tua nhanh một bộ phim hay. Chả lẽ bạn lại tua tốc độ gấp 3 lần bộ phim siêu anh hùng Batman của Christopher Nolan, chỉ để rút ngắn thời gian xem ba tập phim xuống còn một?

Trước khi bàn sâu hơn, chúng ta cần biết thế nào đọc nhanh. Tốc độ đọc bình thường của con người là từ 200 đến 300 từ một phút. Nhưng với người đọc nhanh, con số ấy tăng gấp ba hoặc gấp bốn lần, tức là hơn 1000 từ mỗi phút.

Về cơ bản, kỹ năng đọc siêu tốc dạy chúng ta chỉ tập trung đọc từ khóa qua khẩu độ mắt để nắm ý chính và bỏ qua tất cả những phần không cần thiết. Thêm vào đó, nhiều người trong chúng ta khi đọc sách thường có một giọng đọc tưởng tượng trong đầu, hoặc đọc ra thành tiếng. Nếu muốn đọc nhanh, bạn cần tập thói quen nhìn vào ý chính trong đoạn, thay vì để cho giọng đọc thầm vang lên. Bạn chỉ việc tập trung kết nối với các thông tin chính, không cần bận tâm đến các từ "thừa".
 

Các trang web và ứng dụng như SpreederMind Tools,... sẽ hỗ trợ bạn luyện kỹ năng này.

Nhưng tôi lại muốn chỉ ra rằng, theo nghiên cứu khoa học, đọc nhanh không hề có tính thực tế. Bộ não con người có thể xử lý các từ ở một tốc độ nhất định và kể cả khi chúng ta có thể tăng tốc độ xử lý thông tin lên 20% hoặc hơn, thì chẳng ai dám đảm bảo rằng mình có thể hiểu cặn kẽ từng tác phẩm của Shakespeare chỉ trong một buổi chiều. Vừa muốn đọc nhanh lại vừa muốn hiểu văn Shakespeare ư? Chẳng khác nào tin rằng Quái vật hồ Loch Ness là có thật! Vậy nên trên phương diện khoa học, kỹ thuật đọc siêu tốc rất “vớ vẩn”.
 

Nhưng tôi phản đối kỹ thuật đọc siêu tốc không phải trên phương diện khoa học, mà là dựa vào triết lý sống thông thường.

 

 

Vì sao chúng ta đọc?

 

 

Ý tôi không phải là kỹ năng đọc nhanh không hữu ích. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là: không nên đọc nhanh những cuốn sách quan trọng.
 
 

Chúng ta đọc để làm gì?

Chúng ta có thể đọc vì nhiều lý do: để học hỏi những ý tưởng mới; để thư giãn; để hiểu các khái niệm; để hiểu vũ trụ; suy nghĩ về những tiềm năng; để cảm nhận; để được truyền cảm hứng từ nghệ thuật;... Áp dụng đọc nhanh một cuốn sách sẽ không thể mang lại cho bạn tất cả những điều trên. Và giờ chúng ta phải tự đặt ra câu hỏi, đọc thực chất là gì?

 

Đọc cũng giống như biến tâm trí và từng câu chữ thành tri kỉ của nhau

 

 

Đọc là để suy ngẫm, không phải chỉ để xử lý thông tin

 

 

Đọc đâu phải là lướt mắt trên trang giấy? Điều cốt lõi của việc đọc nằm ở sự suy ngẫm, liên tưởng.  
 
 
Đọc không phải chỉ là việc của đôi mắt, đọc đòi hỏi sự vận động của cả não bộ và tâm trí. Đọc cũng giống như biến tâm trí và từng câu chữ thành tri kỉ của nhau. Nói cách khác, đọc chính là sự gắn kết tinh thần với cuộc sống mà sách gửi gắm. Chúng ta say mê, nghiền ngẫm các câu văn, thích thú với những sự thật hay dối trá được phơi bày, sự hữu ích hay vô dụng, với cái đẹp hay xấu xí của cuộc sống. Và tất nhiên, để làm điều này, chúng ta cần có thời gian, vì suy nghĩ thì luôn cần thời gian.
 
Đọc chính là sự gắn kết tinh thần với cuộc sống mà sách gửi gắm
Kỹ thuật đọc nhanh cho rằng việc đọc chỉ là xử lý thông tin - tất cả chỉ là "thông tin" mà thôi, nên ta cần tiếp thu càng nhanh càng tốt.
 

Nhưng tôi không cần nhiều thông tin càng nhanh càng tốt. Điều tôi muốn là suy ngẫm đủ chậm những gì thú vị, hữu ích để đánh giá, thưởng thức, hiểu sâu chúng.

 

 

Nhâm nhi những cuốn sách hay chính là một thú vui

 

 

Hãy nghĩ về cuốn tiểu thuyết bạn yêu thích hay cuốn sách non- fiction bạn tâm đắc nhất, cuốn sách đã thay đổi cuộc đời bạn.
 

Bạn đã đọc cuốn sách đó chỉ để lấy thông tin thôi sao? Bạn có muốn đọc nhanh hơn gấp 5 lần chỉ để nắm ý chính không?

Những cuốn sách đã chạm đến trái tim của tôi, giúp tôi thay đổi và khiến tôi muốn thưởng thức lại nhiều lần nữa, không chỉ là một mớ thông tin để ngấu nghiến nhanh cho xong.

Trong truyện ngắn "The Book of Sand", JL Borges có viết:

 

.., anh ấy hạ giọng giống như đang tiết lộ cho tôi một bí mật.

 Tôi tình cờ thấy cuốn sách này ở một ngôi làng ở vùng đồng bằng, và tôi đã đổi một vài đồng rupee với một quyển Kinh thánh để có được nó. Chủ nhân của cuốn sách không biết cách thưởng thức nó. Chắc ông ta không thấy được giá trị của nó. Ông ta thuộc tầng lớp thấp nhất; những ai thân cận với ông ta đều chả tốt đẹp gì.  Ông ta nói với tôi cuốn sách được gọi là Sách cát vì cũng giống như cát, cuốn sách này không có mở đầu, cũng không có kết thúc.

 

Tôi đọc thử vài trang đầu tiên và câu chuyện này đã khiến tôi thổn thức bởi giá trị nhân văn và trí tưởng tượng vô hạn của tác giả. Mỗi một câu chữ đều để lại ấn tượng trong tôi.
 

Tôi muốn thưởng thức nó, từng chữ một. Tôi muốn hiểu nó, trân trọng nó. Càng chậm càng tốt.

Borges là một tác giả tuyệt vời. Ông luôn viết nên những cuốn tiểu thuyết khiến bạn không thể nào đọc nhanh được. Dù cho sách có khó đọc đến đâu, làm ơn hãy đọc đủ chậm để cảm nhận nó.

Đối với sách non-fiction cũng vậy. Tôi đã thử lấy một vài sách non-fiction trên giá sách và chọn ngẫu nhiên một đoạn.
 

Đây là trích đoạn trong cuốn Lược sử vạn vật của Bill Bryson - một cuộc khảo sát dài 500 trang giấy về tất cả các kiến thức khoa học:

 

Lúc này chúng ta đang di chuyển nhanh để hướng đến sao Diêm vương. Nếu bạn kiểm tra lại lịch trình của mình, bạn sẽ nhận thấy rằng đây là một chuyến đi hướng về biên điểm của hệ mặt trời, và tôi e rằng chúng ta vẫn chưa đến được biên điểm của hệ mặt trời.

Sao Diêm vương có thể là vật thể cuối cùng xuất hiện trong các biểu đồ tại nhà trường, nhưng hệ mặt trời vẫn chưa dừng lại ở đó.

Thực ra, chúng ta không thể đến được biên điểm của hệ mặt trời trừ khi chúng ta băng qua dải mây Oort, một khu vực bao la tập hợp các sao chổi trôi dạt, và chúng ta không thể đến được dải mây Oort vì một lý do khác – tôi rất tiếc phải nói về điều này – phải mất mười nghìn năm chúng ta mới đến được đó.

 

Tôi rất thích kiểu sách non-fiction sinh động và kích thích trí tò mò, tâm trí người đọc như vậy. Nó khiến tôi thực sự dừng lại để tưởng tượng ra Sao Diêm Vương, như thể tôi đang có mặt trên hành tinh này vậy. Bryson có thể khiến độc giả thực sự sống ngoài vũ trụ bằng câu chữ mà vẫn cung cấp thông tin chính xác: "Không, chúng ta vẫn chưa đến nơi đâu, phải đi thêm 50.000 năm ánh sáng nữa"
 

Một ví dụ khác từ truyện ngắn  Prisons We Choose to Live Inside của Doris Lessing:

Chúng ta đang bị xã hội tẩy não. Có thể thấy rõ điều này nếu du lịch đến một quốc gia khác và thấy được hình đất nước mình qua con mắt của người nước ngoài. Ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc nhắc bản thân về điều đó.

Với quan điểm nhân văn vô cùng sâu sắc như vậy, bạn chỉ có thể trân trọng giá trị của tác phẩm khi bạn dừng lại và tưởng tượng mình đang ở nước ngoài, nhìn xã hội mình đang sống với con mắt khác, rồi lại tưởng tượng ai đó ở nước ngoài làm điều tương tự với quê hương của bạn. Bạn có nỡ chỉ đọc lướt qua những lời văn sâu sắc như thế không?

 

Theo tôi, ta không nên dành thời gian với những cuốn sách mình không thích

 

 

Còn những cuốn sách dở thật sự thì sao? Tôi có nên tăng tốc độ đọc không?

 

 

Với những cuốn sách không đủ sâu sắc, tinh tế, thậm chí là nhàm chán thì có thể áp dụng đọc nhanh không? Câu trả lời là có, với những cuốn sách như vậy chúng ta có thể đọc nhanh hoặc bỏ qua ngay lập tức.
 

Nếu tôi phải đọc một cuốn sách để học kiến thức quan trọng từ nó, ví dụ như sách kinh doanh về cách thu hút khách hàng, tôi sẽ phải lựa chọn: Một là đọc thực sự để hiểu, hai là tìm bản tóm tắt ngắn gọn nội dung sách, ba là thôi, không đọc luôn. Tôi không muốn đọc thật nhanh chỉ để lấy thông tin một cách lãng phí như vậy.

Tôi muốn dành thời gian của mình cho những cuốn sách có thể dạy tôi , giúp tôi cảm nhận hoặc mở mang được gì đó. Nói cách khác, tôi thích những loại sách mà chỉ có thể đọc chậm.

 

 

Việc đọc lướt

 

 

Nhưng tôi cũng không phản đối việc đọc lướt, đừng bắt mình phải đọc chậm mọi lúc.
 
 

Việc đọc lướt là cách vô cùng hữu ích để tìm ra những cuốn sách hoặc trích đoạn hay, đáng đọc. Hãy tự tạo nên các quy tắc đọc của riêng mình và làm những gì mình thích. Theo tôi, ta không nên dành thời gian với những cuốn sách mình không thích. Nếu bạn không may chọn phải một cuốn sách dở, đừng ngần ngại bán hoặc cho đi. Nhưng nhớ là đừng đốt sách nhé!

 

 

Chậm mà chắc

 

 

Vì sao mọi người quan tâm đến kĩ năng đọc nhanh thế? Có lẽ là vì chúng ta coi đây là một mẹo hữu ích cho cuộc sống. Có nhiều cuốn sách, bản tóm tắt thì nghe rất hấp dẫn nhưng nội dung thực sự thì lại không được như vậy.
 

Hoặc có thể đó là nỗi ám ảnh của riêng tôi - một sinh viên tốt nghiệp khoa triết học, luôn cảm thấy có lỗi với sách vì "mình không đọc đủ nhiều và đủ nhanh". Cũng có thể do tôi phải học trong một môi trường đặc biệt, nơi mình không thể phân tâm với nỗi mặc cảm khi bị người ta nghĩ là tên chậm chạp.

Một trong những thú vui của tôi là nhâm nhi sách trinh thám.

Nhưng tôi thà dành một năm để đọc 25 cuốn sách hay, còn hơn lướt qua 100 cuốn tạp nham mà không thực sự hiểu chúng. Và tôi chọn đọc chậm. Một trong những thú vui của tôi là nhâm nhi sách trinh thám.

Trong cuộc sống, có nhiều việc cần sự chậm rãi, cẩn thận như thưởng thức những bức họa nghệ thuật, đọc những cuốn sách hay, đi dạo trong một khu vườn đẹp, thậm chí là chậm để phá một quả bom sắp nổ! Vì thế, bạn ơi, đừng ngại khi "chậm lại" nhé!

 

Theo Medium

Mai Đào (biên dịch)

 

Tags: