Qua hàng trăm năm, trên những thảo nguyên mênh mang sôi động vùng Trung Á, một chiến binh kiêm người chăn gia súc mang theo mình một Dải cờ thiêng, gọi là sulde, được làm từ lông các con ngựa giống tốt nhất của mình và buộc vào cán một cây giáo, ngay dưới phần lưỡi giáo. Mỗi khi dựng trại, chiến binh sẽ cắm dải cờ này người cửa lều để tuyên bố danh tính và làm vật bảo hộ vĩnh viễn. Dải cờ thiên luôn được cắm ngoài trời, dưới Thanh thiên Vĩnh hằng mà người Mông Cổ tôn thờ. Khi những sợi lông bay trong ngọn gió thảo nguyên không ngừng nghỉ, chúng thu năng lượng của gió, của bầu trời, của mặt trời, và dải cờ truyền năng lượng này từ thiên nhiên tới người chiến binh. Ngọn gió lùa qua sợi lông ngựa thôi thúc những ước mơ của người chiến binh và cổ vũ anh ta theo đuổi định mệnh của mình. Sợi lông ngựa phất phơ trong gió ra hiệu cho anh ta luôn luôn tiến lên phía trước, đẩy anh ta khỏi chốn cũ để tìm đến những nơi mới, đến những đồng cỏ tốt hơn, tìm kiếm những cơ hội và thử thách mới, để tự tay kiến tạo nên số phận cho đời mình trong thế giới này.
Mối liên kết giữa một người với Dải cờ thiêng của anh ta chặt chẽ đến mức người ta nói rằng khi người ấy chết đi, linh hồn chiến binh vĩnh viễn nằm lại trong búi lông ngựa đó.
Khi người chiến binh còn sống, dải cờ lông ngựa mang theo số phận của anh ta; sau khi chết, nó hóa thân thành linh hồn của anh ta. Thể xác nhanh chóng bị bỏ lại với tự nhiên, nhưng linh hồn còn sống mãi trong búi lông ngựa để tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai.Thành Cát Tư Hãn có một dải cờ lông ngựa trắng để dùng trong thời bình và một từ lông ngựa đen để dẫn lối trong chiến trận. Dải cờ trắng đã sớm biến mất khỏi lịch sử, song dải cờ đen vẫn tồn tại để lưu giữ linh hồn ông. Nhiều thế kỷ sau khi ông mất, người dân Mông Cổ vẫn thờ phụng dải cờ nơi linh hồn ông yên nghỉ. Vào thế kỷ XVI, một hậu duệ của ông, Lạt Ma Zanabazar, đã xây dựng tu viện với mục tiêu đặc biệt là treo và bảo vệ dải cờ này. Dù mưa dông hay bão tuyết, ngoại xâm hay nội chiến hơn một ngàn vị sư theo Hoàng Mạo phái của Phật giáo Tây tạng đã canh giữ dải cờ này với niềm vinh dự lớn lao, nhưng ngay cả họ cũng chẳng phải đối thủ của nền chính trị toàn trị thế kỉ XX. Các nhà sư đã bị sát hại, và Dải cờ thiêng của Thành Cát Tư Hãn biến mất.
Trong 25 năm, đội quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo đã chinh phục được nhiều vùng đất và người dân hơn so với điều người La Mã đã làm suốt 400 năm. Ở hầu hết mọi quốc gia đặt chân tới, người Mông Cổ mang đến sự gia tăng chưa từng thấy trong giao tiếp văn hóa, mở rộng giao thương và làm nền văn minh nở rộ.
Nhưng trong lúc nam giới Mông Cổ chinh phục các nước khác trên chiến trường, đất nước nằm dưới sự cai trị của những người phụ nữ. Ở các bộ lạc chăn gia súc, phụ nữ thường lo việc nhà trong khi đàn ông đi chăn gia súc, săn bắn hay chiến đấu, và dù các cuộc chiến giờ kéo dài hàng năm chứ không phải chỉ vài tháng, và nhà là một vương quốc rộng lớn, phụ nữ vẫn tiếp tục nắm quyền cai quản. Ngoài Nga và Đông u, nơi dưới thời Oa Khoát Đài (con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn), người vợ góa của con con trai út Đà Lôi của Thành Cát Tư Hãn, Sorkhokhtani, vẫn cai trị phía bắc Trung Hoa và phía đông Mông Cổ, bao gồm cả vùng đất tổ nơi Thành Cát Tư Hãn lớn lên. Ebuskun, vợ hóa của Sát Hợp Đài, con trai thứ hai của Thành Cát Tư Hãn, cai quản Trung Á hay Turkestan.
Trong thời gian Oa Khoát Đài làm Khắc hãn, trong suốt một thời gian dài ông luôn say xỉn nên không thể thiết triều, và dần dần giao quyền quản lý cho Thoát Liệt Ca Na, người vợ tài giỏi nhất của ông dù bà không có vị trí cao nhất. Khi ông qua đời vào năm 1241, bà trở thành nhiếp chính. Trong vòng mười năm sau đó, tới năm 12551, bà cùng một vài người phụ nữ khác cai trị đế quốc lớn nhất trong lịch sử thế giới. Họ đều không phải người Mông Cổ mà đều từ một bộ lạc trên thảo nguyên bị đánh bại về làm dâu, và phần lớn theo Ki-tô giáo.Giới tính hay tôn giáo đều không thể ngăn cản họ vươn tới quyền lực hay tranh đấu chống lại nhau, bởi tất cả đều mong muốn đưa cả vương quốc vào tay con trai mình.
Cuộc chiến quyền lực dù căng thẳng tới đâu cũng diễn ra khá yên bình, trừ số phận sau cùng của chính những người đàn bà này: nếu thua cuộc, họ đều phải chịu một cái kết kinh hoàng. Họ thường bị lột hết quần áo và trói chặt trước mặt toàn bộ triều đình, đói khát nhiều ngày trời ; phải chịu mọi sự bạo lực, hung tàn, khắc nghiệt và đe dọa”. Họ bị đánh rồi dùng gậy kim loại nung nóng đập vào người phụ nữ. Hình thức tra tấn công khai này có thể phù hợp với một phù thủy trong xã hội châu u hay kẻ dị giáo dưới tay nhà thờ Ki-tô giáo, nhưng nó vi phạm hoàn toàn tập quán của Thành Cát Tư Hãn. Ông giết kẻ thù không ghê tay và cai trị rất khắt khe, nhưng không bao giờ tra tấn hay gây ra đau đớn không cần thiết. Nó còn đặc biệt đi ngược lại với truyền thống Mông Cổ bởi nạn nhân là phụ nữ; trong lịch sử Mông Cổ không có tiền lệ nào tương đương.
___________________________
Khi nhận được lời mời sang Việt Nam nhân dịp ra mắt cuốn sách “Thành Cát Tư Hãn”, GS. Jack Weatherford đã nhận lời ngay, có lẽ không chỉ vì lần xuất bản tiếng Việt đầu tiên cuốn sách của ông mà còn bởi sự cảm mến đối với dân tộc Việt Nam như ông viết trong lời tựa sách.
Jack Weatherford sẽ tham dự buổi toạ đàm do Omega+ tổ chức vào ngày 14/7, sau đó mấy ngày ông sẽ đi Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Jack Weatherford nguyên là giáo sư nhân học của ĐH Macalester ở Minnesota, Mỹ. “Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại” là công trình tiêu biểu nhất của ông. Chính phủ Mông Cổ đã trao tặng ông huân chương cao quí nhất dành cho người nước ngoài (Order of Polar Star).
Trạm Đọc