Sau nhiều lần nài nỉ và thương lượng, nhà xuất bản của Hugo đã đồng ý dời deadline đến tận tháng 12 năm 1830. Nhưng một lần nữa, Hugo lại mặc kệ deadline và trì hoãn việc viết cuốn sách.
Không thể nhượng bộ nữa, nhà xuất bản đưa ra tối hậu thư cho Hugo: nếu Hugo không hoàn thành cuốn sách trong vòng 5 tháng, ông sẽ phải nộp phạt 1.000 franc cho mỗi tuần nộp muộn (tương đương 13.000 đô la ngày nay).
Lúc này, Hugo mới biết mình phải làm điều gì đó quyết liệt và tìm ra cách đánh bại sự trì hoãn để hoàn thành cuốn sách.
Dưới đây là một số phương pháp mà ông đã áp dụng.
Tự quản thúc tại nhà
Ít lâu sau, Hugo mua một bộ đồ ngủ che kín từ đầu đến chân, một lọ mực mới và cất quần áo vào tủ để không ra khỏi nhà.
Theo vợ của ông, Adele Hugo: “[Anh ấy] bước vào cuốn tiểu thuyết của mình như thể nó là một nhà tù.”
Nói tóm lại, Hugo tự áp đặt lệnh quản thúc tại gia. Và sau vài tháng, chiến lược của ông cuối cùng cũng được đền đáp.
Vào ngày 14 tháng 1 năm 1831, Hugo viết xong cuốn sách - vài tuần trước thời hạn - và đặt tên là “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” (Notre-Dame de Paris).
Trong vòng 18 tháng đầu tiên kể từ khi xuất bản cuốn sách, nó đã bán được 3000 bản. Đây là một con số khủng vào những năm
Nhưng Hugo không thể vượt qua sự trì hoãn và viết xong cuốn sách bán chạy nhất của mình nếu không sử dụng một chiến lược đặc biệt.
Chiến lược này được gọi là chiến lược quản thúc tại gia và đây là cách bạn có thể áp dụng để đánh bại sự trì hoãn và hoàn thành bất cứ việc gì bạn bắt đầu ngày hôm nay.
Làm thế nào để đánh bại sự trì hoãn bằng chiến lược tự quản thúc tại nhà?
Dưới đây là ba bước đơn giản để áp dụng chiến lược tự quản thúc tại nhà nhằm đánh bại sự trì hoãn.
Bước 1: Viết ra thời hạn trong tương lai gần
Thời hạn là 1 trong 5 điều cần làm để vượt qua sự trì hoãn và thực hiện theo kế hoạch của bạn.
Một thời hạn phù hợp là đủ ngắn để buộc bạn phải hành động ngay lập tức và đủ dài để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt.
Trong trường hợp của Hugo, thời hạn 5 tháng của nhà xuất bản buộc ông phải bắt đầu viết cuốn sách của mình.
Bước 2: Tạo ra hậu quả tiêu cực cho việc không hành động
Bước tiếp theo là sử dụng những hậu quả tiêu cực để trừng phạt bản thân nếu bạn không hoàn thành đúng thời hạn.
Ví dụ, hậu quả tiêu cực của Hugo nếu không đáp ứng thời hạn của nhà xuất bản là bị phạt 1.000 franc mỗi tuần chậm trễ.
Bước 3: Thiết kế hành động mong muốn trong tương lai của bạn
Bước cuối cùng là áp dụng một điều gì đó ngay hôm nay để 'khóa' hành động của bạn vào ngày mai - đây là điều mà các nhà tâm lý học gọi là “công cụ cam kết”.
Lấy ví dụ cho phương pháp này: mua đĩa nhỏ để tránh ăn quá nhiều, khóa thẻ tín dụng để tránh mắc nợ và trả trước cho các lớp tập thể dục.
Công cụ cam kết của Hugo là cất quần áo trang trọng để ngăn ông ra khỏi nhà và mua một lọ mực để bắt đầu viết sách.
Cách tốt nhất để bắt đầu “công cụ cam kết” là thông báo kế hoạch của bạn với công chúng - bạn bè, gia đình và đồng nghiệp - và cập nhật chúng về tiến trình của bạn hàng tuần. Bằng cách này, bạn sẽ có trách nhiệm hoàn thành bất cứ điều gì bạn bắt đầu.
Động lực thôi là chưa đủ
Giống như Hugo - trước khi viết cuốn sách của mình - chúng ta có xu hướng chỉ dựa vào động lực và ý chí để đánh bại sự trì hoãn, nhưng điều này thường dẫn đến việc không hoàn thành deadline và không thực hiện được kế hoạch của mình.
Một cách tốt hơn để đánh bại sự trì hoãn là sử dụng chiến lược tự quản thúc tại nhà fheo ba bước đơn giản: viết ra thời hạn, tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu không hành động và thiết kế hành động mà bạn mong muốn trong tương lai.
Và cũng giống như Hugo, cuối cùng bạn cũng sẽ phá bỏ được lời nguyền trì hoãn đang cản trở bạn đạt được tiềm năng của mình.
- Trạm Đọc
- Tham khảo Medium