Chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng của Nhật Bản: Dân văn phòng nên đọc nhất hai loại sách, một là sách quản trị kinh doanh, hai là tiểu thuyết lịch sử
Chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng của Nhật Bản: Dân văn phòng nên đọc nhất hai loại sách, một là sách quản trị kinh doanh, hai là tiểu thuyết lịch sử
Kenichi Ohmae tin rằng đối với những nhân viên văn phòng thông thường, loại sách quan trọng nhất nên đọc là sách quản trị kinh doanh và tiểu thuyết lịch sử. Thông qua hai cuốn sách này, nhân viên văn phòng có thể nắm được những bí quyết làm việc (sách quản trị kinh doanh) cần phải biết để thành công trong cuộc sống, và những sai lầm cần tránh trong cuộc sống (tiểu thuyết lịch sử).
Người thành công đều yêu thích đọc sách, họ chuyên tâm đọc sách, họ mở rộng kiến thức của mình thông qua sách, và còn có những cách đọc rất riêng. Thông qua việc đọc sách, họ mở rộng tầm nhìn, nắm bắt xu hướng và có một cuộc sống hạnh phúc.

Chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng người Nhật, Kenichi Ohmae chia sẻ rằng đọc sách cũng cần có bí quyết. Nếu phương pháp đọc sai, thời gian nghỉ ngơi sẽ bị lãng phí.

Vậy thì, làm thế nào để có thể đọc sách một cách chính xác? Kenichi Ohmae tin rằng đối với những nhân viên văn phòng thông thường, loại sách quan trọng nhất nên đọc là sách quản trị kinh doanh và tiểu thuyết lịch sử. Thông qua hai cuốn sách này, nhân viên văn phòng có thể nắm được những bí quyết làm việc (sách quản trị kinh doanh) cần phải biết để thành công trong cuộc sống, và những sai lầm cần tránh trong cuộc sống (tiểu thuyết lịch sử).

Kenichi Ohmae cho rằng lợi thế của việc đọc sách quản trị kinh doanh là tiếp thu kiến ​​thức chuyên môn để xem xét và điều chỉnh thái độ làm việc của bản thân.

Chuyên gia tư vấn quản lý nổi tiếng người Nhật, Kenichi Ohmae

Vậy đọc sách quản trị kinh doanh như thế nào cho hiệu quả? Kenichi Ohmae cho rằng, đừng ôm đồm suy nghĩ sẽ đọc từ đầu đến cuối, đọc sách quản trị kinh doanh trước tiên nên đọc mục lục, lời nói đầu và kết luận, sau khi nắm vững chủ đề và khái quát chung về cuốn sách, hãy chú ý tới tên chương và các đề mục lớn nhỏ trong chương đó, đọc theo kiểu có chọn lọc, nghĩa là khi đọc tới một điểm mà bạn cho đó là mấu chốt, là quan trọng, hãy dừng lại để ghi chú hoặc đánh dấu lại những phần hữu ích trước khi tiếp tục đọc những trang tiếp theo.

Khi một cuốn sách cho bạn biết luật hoặc triết lý XX nào đó, hãy đặt cốt lõi hay mục tiêu của việc đọc vào đó, không cần quan tâm nội dung khác của cuốn sách. Sau cùng, đọc là để suy ngẫm về điều kiện thực tế của cá nhân và áp dụng nó vào cuộc sống, chứ không phải đọc hết nội dung cuốn sách nhưng cuối cùng vẫn không đọng lại được điều gì. Vì vậy, cách đọc đúng là nắm vững những ý tưởng cốt lõi của một cuốn sách càng nhanh và chính xác càng tốt.

Kenichi Ohmae tin rằng chỉ cần có thể tập trung tìm và đọc được những phần thiết yếu, hay tinh hoa của một cuốn sách, là đã hoàn toàn có thể nắm bắt được nội dung của cuốn sách đó. Thời gian đọc tiêu chuẩn là một giờ. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian để đọc từ đầu đến cuối, bạn có thể bị lạc ở trong sách.

Đối với việc đọc tiểu thuyết lịch sử, lợi thế nằm ở kinh nghiệm sống của con người trong quá khứ, bởi lẽ những câu chuyện của các nhân vật lịch sử chính là minh họa cho lịch sử và thành bại. Tuy nhiên, Kenichi Ohmae cho rằng khi đọc tiểu thuyết lịch sử, tốt nhất là nên tránh việc chỉ chọn và đọc sách của những người thành công. Mặc dù cuộc sống của một người thành công có giá trị động lực, nhưng nó có rất ít giá trị tham khảo cho cuộc sống thực tế. Thay vào đó, chính những câu chuyện của kẻ thất bại hay bị đày ải lại có giá trị tham khảo thiết thực hơn cho cuộc sống của chúng ta. Nhìn cách những nhân vật lịch sử này đối mặt với thất bại, đứng lên từ thất bại hay sau cùng không thể đứng dậy, có thể giúp bản thân có những suy ngẫm thiết thực hơn về những khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc đọc nhiều tác phẩm triết học và khoa học, đồng thời trau dồi tư duy logic và thái độ khoa học sẽ giúp trau dồi nền tảng kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề, bạn sẽ tự nhiên có cái nhìn sâu sắc hơn, và bạn đương nhiên sẽ có nhiều cơ hội phát hiện ra những điểm mà người bình thường không thể nhìn thấy hơn. Kenichi Ohmae nói rằng nếu bạn có thời gian để đọc sách ở nhà vào cuối tuần, bạn cũng có thể tập trung vào các tác phẩm kinh điển như triết học và khoa học tự nhiên, bạn có thể học được nhiều thái độ cơ bản nên có kinh doanh và cuộc sống.

Về việc đọc tạp chí, Kenichi Ohmae cho rằng tốt nhất là hãy đọc một cách "bừa bãi" để có thể đánh giá được những gì tinh túy nhất của tạp chí và tìm được những bài báo đáng lưu giữ, đừng ngần ngại mua tạp chí để đọc. Muốn làm phong phú thêm cuộc sống và đời sống giải trí, tạp chí là một trợ thủ đắc lực không thể thiếu. Ngoài ra, tạp chí còn phản ánh những thông tin mới nhất và xu hướng xã hội, giúp chúng ta đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp. Đọc thêm tạp chí về thời trang mà người trẻ hay phái nữ hay xem để có thêm nhiều cái nhìn đa chiều về những người thuộc các giới tính, thế hệ và lứa tuổi khác nhau. Nói cách khác, nếu bạn muốn nắm bắt thông tin của một nhóm người nào đó, bạn nên đọc các tạp chí thuộc nhóm người đó.

 

Về nghiên cứu, Kenichi Ohmae tin rằng với bàn làm việc, tốt nhất là nên được sắp xếp theo "hình chữ u ngược", sắp xếp các tài liệu và tư liệu theo chức năng của chúng. Bên cạnh đó, mặt bàn cần được giữ sạch sẽ, ngăn nắp, mỗi vật dụng có một chỗ đặt để cố định, tạo một nơi bạn có thể tập trung tinh thần và suy nghĩ, làm vậy sẽ rất hữu ích cho công việc.

Cuối cùng, hãy nhớ xem việc đọc như một hoạt động thường ngày, đừng chỉ chăm chăm suy nghĩ kiểu "à, giờ đang rảnh rỗi, hay mình đọc sách một chút", cứ có suy nghĩ đó trong đầu, bạn sẽ chẳng thể nào sắp xếp ra được một khoảng thời gian hợp lý cho việc đọc chứ đừng nói tới việc đọc một cách toàn tâm toàn ý.

Theo CafeBiz

Tags: