"Cầu toàn" là lời nói dối: Bạn chỉ đang che đậy sự lầy của mình
Sự cầu toàn đè bẹp năng suất làm việc của bạn ra sao?

Bạn luôn cảm thấy thất vọng vì đã không đạt được kết quả như ý trong công việc? Bạn luôn đặt ra hàng nghìn câu hỏi đối với công việc và những hành động sắp tới của bản thân? Bạn sợ mắc phải những lỗi lầm? Những lời từ chối khiến bạn cảm thấy thật tệ?

Nếu câu trả lời là “Có” thì gay to đấy!

Tôi không phải là người cầu toàn, ít nhất đó là cách mà tôi tự nói với chính bản thân. Và tôi đoán rằng bạn cũng thế. Thực tế thì, những người không thừa nhận điều này mới gặp vấn đề nghiêm trọng nhất.

Vấn đề nằm ở chỗ: Nếu bạn tự cho rằng bạn là người cầu toàn thì thực chất, bạn chỉ đang che đậy cho tính hay trì hoãn của chính bản thân bạn mà thôi.

Khó tin lắm phải không? Vậy hãy thử nghĩ xem nhé. Một người có tính cầu toàn là người ….

  • Luôn chờ đợi những khoảng khắc ngàn vàng
  • Không bao giờ mắc lỗi
  • Luôn cần thêm thời gian

Cuối ngày, cả cuộc sống lẫn công việc đều là một mớ hỗn độn chứ không làm được gì cả.

Nếu như bạn là con người cầu toàn, chẳng chóng thì chày bạn sẽ gặp rắc rối. Nhưng câu hỏi được đặt ra là: Khi nào? và cái giá là gì?

Các bài nghiên cứu về lĩnh vực này đã cho thấy rằng những con người hoàn hảo thường xuyên cảm thấy chán nản và tự ti.

 

Sự cầu toàn có thực sự đáng để bạn đánh đổi?

 

Tôi nhận ra rằng sự cầu toàn chỉ là một hình thức khác của sự trì hoãn. Khi bạn cảm thấy lo sợ rằng mình sẽ mắc lỗi, điều đó sẽ khắc sâu vào tiềm thức của bạn. Và rồi bạn sẽ trở nên thiếu quyết đoán.

Có 2 dạng người cầu toàn:

  1. Những người không bao giờ bắt đầu làm gì. Bạn MUỐN thành công ở một lĩnh vực nào đó NHƯNG ngay khi chưa bắt đầu bạn đã nghi ngờ khả năng của bản thân. “Chả chắc mình đã làm được”. Và rồi, bạn không làm gì cả.
  2. Những người bắt tay vào làm nhưng lại đặt mục tiêu quá cao. Bạn đặt mục tiêu. Bạn làm việc chăm chỉ (thậm chí quá mức). Nhưng bởi vì bạn đặt mục tiêu quá cao, cho nên bạn thường xuyên cảm thấy thất bại.

Cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến việc hình thành của những mối băn khoăn, lo âu, chán nản.

Sự kết hợp giữa sự quan tâm thái quá về việc mắc lỗi và trì hoãn có thể là yếu tố chính khiến bạn luôn lo lắng. Một mặt, những nguy cơ đang tồn tại sẽ cứ dai dẳng bởi vì không giải pháp ứng phó. Mặt khác, các nguy cơ này có thể ngày càng trầm trọng hơn hoặc phát sinh thêm về số lượng bởi vì ngay từ đầu vấn đề chưa được giải quyết sẽ dồn lại, quá tải và cuối cùng không thể giải quyết được nữa. 

Và cảm giác của sự bất lực chính là cạm bẫy nguy hiểm nhất đối với chúng ta. Tại sao ư? Chúng ta thường làm gì khi cảm thấy bất lực? Chính xác - chúng ta từ bỏ.

Tuy nhiên, sự cầu toàn không phải lúc nào cũng xấu như vậy. Trong thực tế, có rất nhiều các cuộc nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng cầu toàn khiến chúng ta thành công hơn. Không có gì phải bàn cãi là khi bạn đặt mục tiêu cao hơn, đặt chuẩn mực cao hơn, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn.

Nhưng chúng ta đều biết, đạt được những mục tiêu đề ra không phải là thứ duy nhất ta đeo đuổi, mà thứ có ý nghĩa hơn lại chính là quá trình chúng ta phấn đấu để hoàn thành mục tiêu và khát vọng.

 

Làm thế nào để khắc phục điểm trừ của tính cầu toàn

 

Chúng ta đã nói về mối liên hệ giữa sự hoàn hảo và trì hoãn, và tại sao nó lại không tốt đối với chúng ta. Vậy, giải pháp ở đây là gì?

Tôi đã tìm thấy nghiên cứu vô cùng thú vị nói về vai trò của khả năng xoay sở thông qua rèn luyện đối với sự cầu toàn. Khả năng xoay sở thông qua rèn luyện cần thiết cho cả người thích bàn lùi và người chủ động giải quyết vấn đề. Khả năng này bao gồm việc tự điều chỉnh cảm xúc và phản ứng trong những tình huống căng thẳng, sử dụng kỹ năng giải quyết tình huống, và kiềm soát sự hài lòng nhất thời để đạt được những mục đích có ý nghĩa hơn trong tương lai.

Đây thực sự là một kỹ năng cần thiết giúp bạn ngừng việc hủy hoại bản thân.

 

Tìm kiếm điểm cân bằng

 

perfectionism-kphung2

Đối lập với người hoàn hảo: Người cà lơ phất phơ.

Nếu bạn là một người cà lơ phất phơ, bạn sẽ không phải quan tâm quá nhiêu. Tốt vừa phải sẽ là châm ngôn sống của bạn, và bạn chẳng có cái gọi là hoài bão to tát.

Thái độ đó sẽ chẳng đưa bạn đi đến đâu. Chểnh mảng là một biểu hiện cho thái độ “Tôi không quan tâm”. Nhưng nếu bạn muốn một điều gì đó tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống của mình, bạn buộc phải quan tâm.

những gì bạn cần là dung hòa khuynh hướng hoàn hào và sự điềm nhiên của một kẻ phất phơ, kết hợp chúng với kỹ năng xoay sở qua rèn luyện.

Và đó là lý do tôi tìm thấy sự cân bằng giữa giữa hai yếu tố. Nó trông như thế này nè:

perfectionism-kphung1

Hãy làm việc như những người ưa hoàn hảo, nhưng mức độ chú trọng vào mục tiêu chỉ giống như những người cà lơ phất phơ.

Và cuối cùng là kết hợp điều đó với:

  • Khả năng xoay sở – Khi bất kỳ một việc gì xảy ra, sử dụng kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn để vượt qua mọi trở ngại. Với tôi, điều lý tưởng là: Thay vì tự trách móc bản thân khi mắc lỗi hoăc thất bại, bạn hãy suy nghĩ tới cách giải quyết vấn đề.
  • Tránh những câu cửa miệng của người cầu toàn:”Trời ơi, cái gì mà tệ nhất quả đất thế này”
  • Tránh xa câu “Tôi không quan tâm”
  • Thay vào đó hãy nói “Tôi làm được”

Vậy thử thách hiện tại của bạn là gì? Ồ tất nhiên, tôi không cần phải hỏi nữa, đáp án chính là dù nó là gì thì bạn cũng có thể làm được thôi!

Trạm Đọc

Theo Darius Foroux | Blog Looking for Productivity Tips?