Trốn thoát tự do
Tự do có ý nghĩa như thế nào với con người hiện đại?
Tự do của con người đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút sự quan tâm và được các nhà tư tưởng lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Tự do là đích ngắm mà mọi người đều hướng đến, và nhiều khi người ta phải đấu tranh để giành lấy nó. Vậy mà ngay từ tựa đề cuốn sách, Erich Fromm đã khiến người đọc tò mò khi đặt ra một nghịch lý: nếu đã muốn sở hữu tự do, thì tại sao lại phải trốn thoát nó?
Bằng cách tập trung vào khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc khủng hoảng văn hóa và xã hội trong thời đại của chúng ta, cuốn sách “Trốn thoát tự do” của Erich Fromm sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh nghịch lý này, một cách thỏa đáng.
“Trốn thoát tự do” là một phần trong công trình nghiên cứu khái quát về cấu trúc tính cách của con người hiện đại và những vấn đề về tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội mà tác giả đã dày công tìm hiểu suốt nhiều năm. Cuốn sách hàm chứa một nội dung vô cùng sâu sắc và có ý nghĩa nhân văn lớn lao đối với con người và sự phát triển của xã hội hiện đại; qua đó, thể hiện sự tiếp nối dòng tư tưởng khám phá về con người trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, và của tâm lí học xã hội – chính trị nói riêng.
Xã hội tỉnh táo
Không chỉ một bệnh nhân ở nhà thương điên tin chắc rằng mọi người đều điên, chỉ riêng anh ta tỉnh. Còn chúng ta thì sao?
Ai cũng cho rằng chúng ta, những người sống ở phương Tây thế kỷ 20, đều vô cùng tỉnh táo. Ngay cả khi thực tế là rất nhiều người trong chúng ta mắc các chứng tâm thần ít nhiều nghiêm trọng cũng chẳng khiến ai nghi ngờ về tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần chung. Liệu chúng ta có thể chắc rằng mình đang không tự lừa mình dối người?
15 năm sau cuộc điều tra về ý nghĩa của tự do với con người hiện đại trong tác phẩm “Trốn thoát tự do”, nhàcErich Fromm sẽ tiếp tục đưa ra khám phá quan trọng về những căn bệnh sâu xa của xã hội hiện đại trong cuốn sách “Xã hội tỉnh táo” của mình.
Ở tác phẩm này, Erich Fromm tiến xa hơn và đặt ra câu hỏi: “Liệu một xã hội có thể bị bệnh?” Ông cho thấy rằng điều đó có thể xảy ra, lập luận rằng văn hóa phương Tây đang đắm chìm trong “bệnh lý của sự bình thường”, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các cá nhân.
Trong “Xã hội tỉnh táo”, Fromm phê bình và phân tích tâm lý xã hội tư bản công nghiệp hiện đại và những công dân nhất định bị tha hóa của nó. Nhưng hơn thế, ông cũng đưa ra những gợi ý để vận hành một xã hội lành mạnh, tỉnh táo — ý tưởng rằng “tiến bộ chỉ có thể xảy ra khi đồng thời thay đổi các lĩnh vực kinh tế, xã hội-chính trị và văn hóa; nếu chỉ giới hạn tiến bộ trong một lĩnh vực tức là hủy hoại tiến bộ ở mọi lĩnh vực”.
Nghệ thuật yêu
Cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
Là cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: «Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào. Fromm nhận định «Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy». «Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…»
Đặt trước bộ sách tại gian hàng của Trạm Đọc: https://bit.ly/yeu-tinh-tao
Nhập mã: TRAMY2VCS để nhận ưu đãi 20%