Bạn đã nghe nhiều về
Bạn đã nghe nhiều về "chánh niệm", vậy còn "bất chánh niệm" thì sao?
Khi nói đến khái niệm "Mindfulness", nhiều người nghĩ ngay đến thiền, tĩnh lặng và trạng thái chú tâm. Điều này đúng nhưng chưa đủ với mỗi góc nhìn khác nhau.
Mindfulness - Sống Tỉnh Thức Và Thực Hành Chánh Niệm
(5 lượt)

Trong cuốn "Mindfulness" (chánh niệm), Giáo sư tâm lý học Ellen J. Langer đã mang đến một định nghĩa không giống với cách tiếp cận truyền thống của phương Đông (như thiền). Thay vào đó, bà xem xét nó như một trạng thái mà con người tập trung, chú ý đối với môi trường xung quanh, sự mở lòng đối với các cơ hội mới mà không thực hiện mọi hoạt động một cách vô thức, theo thói quen cũ đã sẵn có.

Điểm đặc biệt của cuốn sách này không chỉ nằm ở việc giới thiệu về lợi ích và cách thực hành mindfulness, mà còn ở việc Langer đưa ra khái niệm "Mindlessness" (bất chánh niệm). Bản chất của Mindlessness chính là nguồn gốc của trói buộc nhận thức sớm cùng kiểu tư duy lối mòn, từ đó dẫn đến cảm xúc trơ lỳ và khuôn mẫu tư duy (trích lời Coach Quách Hương - Chuyên gia Khai vấn Lãnh đạo, Người sáng lập Công ty Khai vấn Coach For Life).

Nếu có thể tiếp cận vấn đề trong trạng thái chánh niệm, đồng nghĩa với việc có tư duy mở: mọi thứ phụ thuộc vào góc nhìn, bối cảnh,... thì chúng ta sẽ dễ chấp nhận cái mới, chấp nhận người khác, quan niệm khác, góc nhìn khác, dễ có sự đồng cảm, thân thiện và kết nối với nhau hơn. Dựa vào phân tích đó, giúp chúng ta có cơ sở và tin tưởng hơn vào lối sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm.

Cuốn sách này có thể sẽ “thách thức” người đọc về cách suy nghĩ mà chúng ta đang tiếp cận cuộc sống: liệu chúng ta có đang thực sự chú tâm đến chính chúng ta, hay để cuộc sống trôi qua một cách vô thức?....

Nhưng trên tất cả, đọc "Mindfulness" của Ellen J. Langer, bạn sẽ không chỉ khám phá sâu hơn về bản thân, mà còn nhìn lại cách mình tiếp cận và hiểu biết về thế giới xung quanh. Đây chính là điểm nhấn độc đáo giúp cuốn sách này nổi bật và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường sách hiện đại dù đã xuất bản lần đầu vào năm 1989.

Nội dung cuốn sách sẽ đi xuyên suốt theo trình tự từ thấp đến cao.

  • Mở đầu Chương 1 là giới thiệu tổng quan về chủ đề của cuốn sách.
  • Chương 2 xem xét bản chất của bất chánh niệm và so sánh với các khái niệm tương tự như thói quen và vô thức.
  • Chương 3 khám phá nguyên nhân của tình trạng bất chánh niệm, bao gồm vai trò quan trọng của bối cảnh và bản chất của những gì chúng ta tiếp nhận khi còn nhỏ.
  • Tổng quan về cái giá phải trả cho sự bất chánh niệm, những giới hạn mà nó gây ra đối với các kỹ năng cũng như kỳ vọng và tiềm năng của chúng ta là nội dung của chương 4.
  • Chương 5, thảo luận về bản chất của chánh niệm và so sánh với các khái niệm liên quan trong triết học phương Đông.
  • Các chương từ 6 đến 10 trình bày về những ứng dụng của nghiên cứu chánh niệm trong năm khía cạnh lớn của cuộc sống thường ngày: quá trình lão hoá, sự sáng tạo, công việc, vấn đề định kiến và sức khỏe.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kĩ hơn về Mindfulness theo nhiều góc nhìn khác nhau, hoặc đơn thuần là tìm kiếm một cách sống mới, một lối sống chú tâm và hạnh phúc hơn, thì không nên bỏ qua cuốn sách này.

Mời bạn tìm đọc./.



Tags: