Những câu hỏi này khuấy động nhân vật do Nicholson thủ vai, bởi những mối quan hệ và kỹ năng giao tiếp không phải là điểm mạnh trong đời của anh. Đó là một cảnh phim sâu sắc, và những câu hỏi đó rất hay, những câu hỏi mà ta nên hỏi mỗi ngày khi tương tác với khách hàng và bạn bè.
Từng là phó tổng giám đốc kinh doanh, kinh nghiệm cho tôi biết việc trao đi niềm vui ảnh hưởng ra sao lên những thành quả bán hàng. Missy Price là một thành viên trong đội ngũ bán hàng của tôi, và cô là một siêu sao. Cô là một người chăm chỉ, một nhân viên bán hàng giỏi, và cô là một người trao niềm vui. Missy có nụ cười tươi rói và tâm hồn cô cũng tươi tắn không kém. Cô tử tế và thân thiện trong công tác chăm sóc khách hàng ngay cả khi mọi việc trở nên tệ hại vì ngày giao hàng bị lỡ. Cô giúp đồng nghiệp bằng sự động viên và hỗ trợ, ngay cả khi cô rất bận bịu. Khách hàng của Missy giao dịch với cô vì cô vừa nhạy bén vừa luôn có thái độ trao đi niềm vui.
Tim Sanders, tác giả cuốn The Likeability Factor (tạm dịch: Nhân tố gây thiện cảm), chia sẻ trong cuốn sách của ông có bốn đặc tính mà người giỏi gây thiện cảm sở hữu: thân thiện, cư xử thích hợp, đồng cảm và chân thật. Sau đây là một số câu hỏi để bạn tự đo lường độ dễ mến của mình:
Các bước hành động để cải thiện khả năng gây thiện cảm
Như tiêu đề chương người ta mua hàng từ những người họ thích và những người giống họ. Hầu hết mọi người nghĩ rằng một nhân viên bán hàng phải có tính cách rất hướng ngoại thì mới được yêu thích. Chúng tôi hy vọng giờ đây bạn đã hiểu hơn về những phương pháp khác để gây cảm tình mà không phụ thuộc vào tính cách cá nhân. Tin vui là kỹ năng mềm này có thể được cải thiện bằng sự tập trung, sự cam kết và sự thực hành. Có ba bước bạn có thể thực hiện nhằm cải thiện khả năng gây thiện cảm và cả thành quả bán hàng của mình:
Bước #1: Kiểm tra cách bạn đánh giá bản thân để xem liệu bạn tỏ ra tự tin, thư giãn và đáng tin tưởng không
Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:
Những nhân viên bán hàng biết thoải mái với chính mình là những người có khả năng tách bạch giữa công việc kiếm sống và bản chất của chính họ. Họ biết rằng thành công hay thất bại không phản ánh giá trị của họ, vì thành công và thất bại chỉ liên quan đến vai trò của họ trong cuộc sống chứ không liên quan đến phẩm cách của họ. Điều đó đúng với mọi người, bao gồm bạn.
Việc bạn không thể chốt được một thương vụ không phản ánh giá trị con người bạn. Việc bạn giành được một hợp đồng cũng vậy. Một thành công hay một thất bại chỉ nên là thứ lướt qua bạn, không nên để nó ám vào đầu và khiến bạn hoài nghi hoặc tự phụ.
Bước #2: Tự tạo bảng câu hỏi Mackay 66
Hãy đặt ra cam kết rằng bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa về khách hàng nhằm liên hệ tốt hơn với họ và xây dựng những mối quan hệ. Bạn có thể vào địa chỉ https://harveymackayacademy.com/resources/ để tải biểu mẫu Mackay 66, hoặc bạn có thể tự nghĩ ra những câu hỏi giúp bạn đồng cảm hơn với nhu cầu của khách hàng. Hãy đề ra mục tiêu phỏng vấn các khách hàng hiện tại của bạn để tìm hiểu một ngày của họ diễn ra như thế nào. Những thông tin đó có thể khiến bạn ngạc nhiên, và chúng sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng tốt hơn.
Khi đã có những thông tin mới này, hãy sử dụng chúng. Người ta thường nói kiến thức là sức mạnh, nhưng chúng tôi không hoàn toàn đồng tình. Kiến thức chỉ là sức mạnh khi nó được sử dụng.
Bước #3: Luôn có mặt và đặt tâm huyết vào công việc
Trên YouTube có bài nói chuyện của doanh nhân quá cố Steve Jobs trước các sinh viên tốt nghiệp khóa 2005 của trường Đại học Stanford, tôi khuyến khích bạn hãy xem nó. Trong bài phát biểu này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo đuổi những ước mơ của mình và không sống cuộc đời mình vì người khác. Thực tế, ý Jobs muốn nói về sự tự thể hiện và phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Hãy tìm ra mục tiêu trong công việc rồi bạn sẽ tìm thấy được niềm hạnh phúc. Cách đây nhiều năm, một đồng nghiệp của tôi đã làm việc với các bác tài xế xe buýt trong thành phố. Nhiều người đã “thỏa hiệp” và không nhìn thấy bất kỳ mục tiêu đích thực nào trong công việc họ làm nữa. Rồi đồng nghiệp của tôi khiến họ suy nghĩ về tầm quan trọng của công việc họ đang làm. Họ chở người không có xe riêng đi làm. Họ đưa người bệnh tới gặp bác sĩ. Họ cung cấp phương tiện giúp mọi người đi thăm cha mẹ và người thân. Một khi các bác tài nhìn thấy tầm quan trọng của công việc họ làm thì hạnh phúc và sự hài lòng trong công việc của họ tăng lên.
Là một chuyên gia bán hàng, bạn có nhìn thấy mục đích và giá trị của vị trí đó không? Bạn có thấy mình đang giúp người khác hằng ngày không? Bạn bán những dịch vụ giúp các công ty tăng trưởng và giúp người khác có công ăn việc làm. Một số trong các bạn còn bán những sản phẩm cứu mạng người. Một số khác lại cung cấp dịch vụ tuyệt hảo giúp khách hàng có một ngày dễ dàng và năng suất hơn.
[...] Hãy cải thiện khả năng tạo thiện cảm của bản thân bằng cách yêu thích và chấp nhận chính mình. Hãy tìm hiểu một ngày của các khách hàng diễn ra như thế nào. Hãy đặt họ làm trọng tâm. Hãy đề ra những mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp để làm cho bản thân hạnh phúc và toại nguyện - vì một người nhân viên bán hàng hạnh phúc là một nhân viên bán hàng dễ gây thiện cảm.