Cuốn sách "Thế giới như tôi thấy" tập hợp những suy nghĩ của Einstein từ trước năm 1935, khi ông “ở đỉnh cao năng lực khoa học nhưng chưa được coi là nhà hiền triết của thời đại nguyên tử”.
Trong cuốn sách, Einstein đôi khi quay lại câu hỏi về mục đích của cuộc sống và thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa. Trong một đoạn văn, ông liên kết nó với niềm tin tôn giáo.
Einstein đã viết:
“What is the meaning of human life, or, for that matter, of the life of any creature? To know an answer to this question means to be religious. You ask: Does it many any sense, then, to pose this question? I answer: The man who regards his own life and that of his fellow creatures as meaningless is not merely unhappy but hardly fit for life.”
Tạm dịch:
“Ý nghĩa của cuộc sống con người, hoặc, đối với vấn đề đó, của cuộc sống của bất kỳ sinh vật nào là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể là niềm tin tôn giáo. Và bạn sẽ hỏi rằng: Vậy thì việc đặt ra câu hỏi này có ý nghĩa gì không? Còn tôi sẽ trả lời: Người coi mạng sống của chính mình và của đồng loại là vô nghĩa không chỉ là người bất hạnh mà còn khó có thể sống được.”
Bản thân Einstein có niềm tin tôn giáo không? Được nuôi dưỡng bởi cha mẹ là người Do Thái thế tục, ông có những suy nghĩ tâm linh phức tạp và những suy nghĩ ấy ngày càng lớn lên.
Nhìn chung, ông dường như cởi mở với khả năng khoa học và tư tưởng tôn giáo cùng tồn tại trong đời sống con người.
Einstein đã nói trong bài tiểu luận về khoa học và tôn giáo năm 1954: “Khoa học không có tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo không có khoa học là mù quáng”.
Một số người đã gọi quan điểm tâm linh của Einstein là thuyết phiếm thần, phần lớn chịu ảnh hưởng từ triết lý của Baruch Spinoza. Những người theo thuyết phiếm thần coi Thiên Chúa hiện hữu nhưng trừu tượng, tất cả thực tại đều thuộc thần tính. Họ cũng bác bỏ một vị thần cá nhân cụ thể hoặc một vị thần nào đó được ban tặng những đặc tính của con người.
Bản thân là một người vô thần nổi tiếng, Richard Dawkins gọi thuyết phiếm thần của Einstein là “chủ nghĩa vô thần giới tính” (sexed-up atheism), nhưng các học giả khác chỉ ra thực tế rằng Einstein dường như tin vào một trí tuệ siêu nhiên vượt ra ngoài thế giới vật chất. Trong các bài viết của mình, Einstein gọi đó là “tinh thần siêu việt”, “tâm trí siêu việt” và “tinh thần vượt trội hơn hẳn con người”. Einstein có thể là một người theo thuyết thần giáo, mặc dù ông khá quen thuộc với nhiều giáo lý tôn giáo khác nhau, bao gồm cả kiến thức sâu rộng về các văn bản tôn giáo của người Do Thái.
Trong một đoạn văn khác từ năm 1934, Einstein nói về giá trị của con người, cách tiếp cận giống như Phật giáo:
“The true value of a human being is determined primarily by the measure and the sense in which he has attained liberation from the self”.
Tạm dịch:
“Giá trị đích thực của con người được quyết định chủ yếu thước đo và ý nghĩa mà trong đó anh ta đã đạt được sự giải thoát khỏi cái tôi.”
Chủ đề giải phóng bản thân để nhìn nhận ý nghĩa đích thực của cuộc sống này cũng được Einstein lặp lại sau này, trong một lá thư năm 1950 để an ủi Robert S. Marcus:
“A human being is a part of the whole, called by us “Universe,” a part limited in time and space. He experiences himself, his thoughts and feelings as something separate from the rest—a kind of optical delusion of his consciousness. The striving to free oneself from this delusion is the one issue of true religion. Not to nourish it but to try to overcome it is the way to reach the attainable measure of peace of mind.”
Tạm dịch:
“Con người là một phần của tổng thể, cái chúng ta gọi là ‘Vũ trụ’, một phần bị giới hạn về thời gian và không gian. Anh ta trải nghiệm bản thân, những suy nghĩ và cảm xúc của mình như một thứ gì đó tách biệt khỏi phần còn lại - một loại ảo ảnh quang học về ý thức của anh ta. Nỗ lực giải thoát bản thân khỏi ảo tưởng này là vấn đề duy nhất của tôn giáo chân chính. Không phải nuôi dưỡng nó, mà cố gắng vượt qua nó là cách để đạt được sự an lạc nội tâm có thể đạt được.”
Trong trường hợp bạn thắc mắc liệu Einstein có nhìn thấy giá trị của việc theo đuổi vật chất hay không, thì đây là những gì ông nói về việc tích lũy của cải vào năm 1934, trích từ cuốn sách “Thế giới như tôi thấy”:
“I am absolutely convinced that no wealth in the world can help humanity forward, even in the hands of the most devoted worker in this cause. The example of great and pure characters is the only thing that can lead us to noble thoughts and deeds. Money only appeals to selfishness and irresistibly invites abuse. Can anyone imagine Moses, Jesus or Gandhi armed with the money-bags of Carnegie?”
Tạm dịch:
“Tôi tin chắc rằng không có của cải nào trên thế giới có thể giúp nhân loại đi lên, ngay cả tiền của những người cống hiến nhiều nhất. Tấm gương vĩ đại và trong sáng mới là điều duy nhất có thể đưa chúng ta đến những suy nghĩ và hành động cao đẹp. Tiền bạc chỉ thu hút sự ích kỷ và mời gọi sự cám dỗ. Có ai tưởng tượng được rằng Moses, Jesus hay Gandhi được trang bị những túi tiền của Carnegie sẽ như thế nào không?”
Khi thảo luận về câu hỏi cuối cùng về ý nghĩa thực sự của cuộc sống, nhà vật lý nổi tiếng này cho chúng ta rất nhiều điều để suy nghĩ khi nói đến thân phận con người.
- Trạm Đọc
- Bài viết gốc: Big Think