1/ Fyodor Dostoevsky
Mặc dù phải chịu những cơn động kinh suốt đời, nhưng cái chết gần nhất của Dostoevsky xảy ra do ông sớm kết giao với những người cấp tiến theo chủ nghĩa tự do, những người mà ông thảo luận về viết lách và chính trị. Bị bắt ở tuổi 28 trong một cuộc đột kích và bị “bỏ lơ” trong tù 8 tháng (lính canh thậm chí còn đi ủng đế nhung), ông bị kết án tử hình.
Theo hàng ba, Dostoevsky xếp hàng cùng với các tù nhân khác và tiến về phía pháp trường. Ngay trước khi lệnh tử hình được đưa ra, một quan chức đã đến vẫy cờ trắng. Sau đó, Dostoevsky sẽ phải lao động khổ sai 4 năm ở Siberia, và khi quay về phải phục vụ trong Quân đội Nga.
Người ta cho rằng sự việc này đã làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn động kinh của Dostoevsky, nhưng ông cũng chuyển những trải nghiệm đó vào tác phẩm của mình, được thể hiện rõ qua đoạn văn sau trong cuốn “Chàng ngốc”:
“He said that those five minutes seemed to him to be a most interminable period, an enormous wealth of time; he seemed to be living, in these minutes, so many lives that there was no need as yet to think of that last moment, so that he made several arrangements, dividing up the time into portions — one for saying farewell to his companions, two minutes for that; then a couple more for thinking over his own life and career and all about himself; and another minute for a last look around….
The repugnance to what must ensue almost immediately, and the uncertainty, were dreadful, he said; but worst of all was the idea, “What should I do if I were not to die now? What if I were to return to life again? What an eternity of days, and all mine! How I should grudge and count up every minute of it, so as to waste not a single instant”' He said that this thought weighed so upon him and became such a terrible burden upon his brain that he could not bear it, and wished they would shoot him quickly and have done with it.”
Tạm dịch:
“Anh nói rằng, đối với anh, năm phút ấy dường như là một khoảng thời gian vô tận, một khoảng thời gian vô cùng kỳ lạ. Trong những phút này, anh tưởng chừng đang sống rất nhiều cuộc đời, đến nỗi không cần phải nghĩ đến khoảnh khắc cuối cùng đó nữa nên anh đã thu xếp nhiều lần, chia thời gian thành nhiều phần - hai phút dành để chia tay những người bạn đồng hành, sau đó là đôi phút suy nghĩ về cuộc đời, sự nghiệp và tất cả bản thân anh; và phút cuối, anh dành để nhìn khắp xung quanh mình.
Sự ghê tởm đối với những gì phải xảy ra ngay lập tức ập đến, và sự không chắc chắn thật khủng khiếp; nhưng điều tệ nhất lại là cái ý nghĩ: “Mình nên làm gì bây giờ nếu mình không chết? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình được sống lại lần nữa? Thật là những ngày dài vô tận, và mình phải trải qua tất cả những ngày ấy. Làm sao mình có thể miễn cưỡng trải qua nó và đếm từng phút giây để không lãng phí một giây phút nào.” Anh nói rằng suy nghĩ này đè nặng và trở thành một gánh nặng không sao diễn tả trong đầu anh đến mức anh không thể chịu đựng nổi, và anh ước họ bắn anh quách đi cho rồi để kết thúc mọi chuyện.”
2/ George Orwell
Ngày trước, việc ra mặt trận chính là cách để các nhà văn đi được đến các quốc gia khác. Nội chiến Tây Ban Nha đã trở thành một lý do tập hợp cho “Thế hệ lạc lõng” (Lost Generation), nhóm người trôi dạt, các nghệ sĩ và những người theo chủ nghĩa lý tưởng cùng nhau chống lại Franco. Orwell nằm trong số những người này.
Kết hôn ở tuổi 33, Orwell rời nước Anh và đến Barcelona qua Paris. Trong vài tuần sau đó, ông đã ở tiền tuyến. Sau một số cuộc giao tranh hỗn loạn giữa các phe phái của các chiến binh Đảng Cộng hòa, Orwell đã bị một tay súng bắn tỉa bắn vào cổ họng, điều này được ông kể lại trong cuốn sách “Catalonia - Tình yêu của tôi” của mình:
“As soon as I knew that the bullet had gone clean through my neck I took it for granted that I was done for. I had never heard of a man or an animal getting a bullet through the middle of the neck and surviving it. The blood was dribbling out of the corner of my mouth. “The artery's gone,” I thought. I wondered how long you last when your carotid artery is cut; not many minutes, presumably. Everything was very blurry. There must have been about two minutes during which I assumed that I was killed. And that too was interesting — I mean it is interesting to know what your thoughts would be at such a time. My first thought, conventionally enough, was for my wife. My second was a violent resentment at having to leave this world which, when all is said and done, suits me so well. I had time to feel this very vividly. The stupid mischance infuriated me. The meaninglessness of it! To be bumped off, not even in battle, but in this stale corner of the trenches, thanks to a moment's carelessness! I thought, too, of the man who had shot me — wondered what he was like, whether he was a Spaniard or a foreigner, whether he knew he had got me, and so forth. I could not feel any resentment against him. I reflected that as he was a Fascist I would have killed him if I could, but that if he had been taken prisoner and brought before me at this moment I would merely have congratulated him on his good shooting. It may be, though, that if you were really dying your thoughts would be quite different.”
Tạm dịch:
“Ngay khi biết viên đạn đã xuyên qua cổ mình, tôi tưởng như mình đã đi đời. Tôi chưa bao giờ nghe nói đến việc một người hay một con vật bị một viên đạn xuyên qua giữa cổ mà vẫn sống sót. Máu chảy ra từ khóe miệng tôi. Tôi nghĩ: “Động mạch đứt rồi!” Tôi tự hỏi người ta sẽ sống được bao lâu khi động mạch cảnh bị cắt, có lẽ là chỉ vài phút thôi. Mọi thứ đều mờ đi. Chắc hẳn sau đó đôi phút thì tôi mới cho rằng mình bị giết. Và điều đó cũng thật thú vị - ý tôi là thật thú vị khi biết suy nghĩ của mình vào thời điểm đó. Theo lẽ thường, ý nghĩ đầu tiên của tôi vào lúc đó là dành cho vợ tôi. Thứ hai là sự phẫn uất mãnh liệt khi phải rời bỏ thế giới này, điều mà xét cho cùng thì cũng phù hợp với tôi. Tôi đã có thời gian để cảm nhận điều này một cách sống động. Nhưng nó cũng làm tôi tức giận vì sự vô nghĩa của nó. Bị hạ gục, thậm chí không phải trong trận chiến, mà ở góc chiến hào cũ kỹ này, chỉ vì một phút bất cẩn! Tôi cũng nghĩ đến người đã bắn tôi - tự hỏi anh ta là người như thế nào, là người Tây Ban Nha hay người nước khác, liệu anh ta có biết mình đã bắn được tôi không, v.v. Tôi không có bất cứ sự oán giận nào đối với anh ta. Tôi nghĩ rằng vì anh ta là một tên Phát xít nên tôi sẽ giết anh ta nếu có thể, nhưng nếu anh ta bị bắt làm tù binh và đưa ra trước mặt tôi vào lúc này thì tôi chỉ chúc mừng anh ta vì đã bắn giỏi. Tuy nhiên, có thể khi bạn thực sự sắp chết, suy nghĩ của bạn sẽ hoàn toàn khác.”
3/ Kurt Vonnegut
Khi ở tuổi 22, Vonnegut bị bắt tham gia quân đội trong cuộc tấn công của quân Đức ở Trận chiến Bulge. Trong những tuần sau đó, ông sống sót sau trận ném bom của quân Đồng minh vào Dresden nhờ chui vào một tủ đựng thịt dưới lòng đất.
Trải nghiệm này có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông rõ ràng nhất trong tác phẩm “Lò sát sinh số 5” - cuốn tiểu thuyết dựa trên các sự kiện:
“Billy looked inside the latrine. The wailing was coming from in there. The place was crammed with Americans who had taken their pants down. The welcome feast had made them as sick as volcanoes. The buckets were full or had been kicked over.
An American near Billy wailed that he had excreted everything but his brains. Moments later he said, “There they go, there they go.” He meant his brains.
That was I. That was me. That was the author of this book.”
Tạm dịch:
“Billy nhìn vào trong nhà vệ sinh nơi phát ra tiếng rên rỉ, không biết bao nhiêu người Mỹ đã tụt quần tại đây. Bữa tiệc chào mừng đã khiến họ nôn nao như núi lửa. Mấy cái thùng đã đầy hoặc bị đá đổ. Một người Mỹ ở gần Billy than thở rằng anh đã tống ra hết mọi thứ, chỉ giữ lại bộ não. Một lúc sau anh ta nói: “Chúng đây rồi, chúng đây rồi.” Ú anh ta đang nói về bộ não của mình.
Và người ấy chính là tôi. Là tôi đây.
Tác giả của cuốn sách này.”
4/ Ernest Hemingway
Lần đầu tiên Hemingway chạm trán cái chết thực sự là khi ông còn là một thiếu niên làm tài xế xe cứu thương ở Ý trong Thế chiến thứ nhất. Chàng trai trẻ bị cuốn vào một cuộc tấn công bằng súng cối khi đang ở mặt trận, trong đó hai người lính Ý đứng gần cậu đã thiệt mạng.
Khi tỉnh lại, Hemingway bị thương nặng đã kéo một người sống sót khác đến nơi an toàn, nhờ đó cậu được trao tặng Croce de Guerra của Ý vì lòng dũng cảm. Nhưng sau này, Hemingway nói rằng ông không nhớ gì về điều này.
Dù thế nào đi nữa, khi đang hồi phục tại bệnh viện, Hemingway đã có tình cảm với một y tá, là mối quan hệ này là nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết có thể coi là hay nhất của ông: “Giã từ vũ khí”.
“I looked at the carabinieri. They were looking at the newcomers. The others were looking at the colonel. I ducked down, pushed between two men, and ran for the river, my head down. I tripped at the edge and went in with a splash. The water was very cold and I stayed under as long as I could. I could feel the current swirl me and I stayed under until I thought I could never come up. The minute I came up I took a breath and went down again. It was easy to stay under with so much clothing and my boots. When I came up the second time I saw a piece of timber ahead of me and reached it and held on with one hand. I kept my head behind it and did not even look over it. I did not want to see the bank. There were shots when I ran and shots when I came up the first time. I heard them when I was almost above water. There were no shots now. The piece of timber swung in the current and I held it with one hand. I looked at the bank. It seemed to be going by very fast. There was much wood in the stream. The water was very cold. We passed the brush of an island above the water. I held onto the timber with both hands and let it take me along. The shore was out of sight now.”
Tạm dịch:
“Tôi nhìn nhóm người carabinieri, còn họ thì nhìn những người mới đến. Những người khác đang nhìn đại tá. Tôi cúi xuống, chen vào giữa hai người đàn ông rồi chạy ra sông, cúi đầu xuống. Tôi bị vấp ở rìa và té nhào xuống nước. Nước rất lạnh và tôi ở dưới đó lâu nhất có thể. Tôi có thể cảm nhận được dòng nước cuốn tôi đi và tôi ở dưới đó cho đến khi tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ có thể ngoi lên được. Giây phút đứng dậy, tôi hít một hơi và lại chìm xuống. Với đống quần áo và đôi ủng tôi đang mang thì tôi dễ dàng chìm xuống. Khi ngoi lên lần thứ hai, tôi nhìn thấy một mảnh gỗ phía trước, tôi với lấy nó và giữ bằng một tay. Tôi ngửa đầu ra sau và thậm chí không mở mắt, tôi không muốn nhìn thấy bờ. Có tiếng súng nổ khi tôi chạy và khi tôi ngoi lên lần thứ nhất. Tôi có thể cảm nhận được mấy phát súng ấy rất gần. Bây giờ không còn phát súng nào nữa. Mảnh gỗ dập dềnh theo dòng nước và tôi vẫn bám nó bằng một tay. Tôi nhìn vào bờ thấy mình trôi đi rất nhanh. Dưới chảy có rất nhiều gỗ. Dòng nước lạnh căm. Tôi trôi qua một cù lao. Lúc này, tôi giữ chặt thanh gỗ bằng cả hai tay và để nó đưa tôi đi. Bờ biển khuất dần khỏi tầm mắt.”
5/ Stephen King
King nổi tiếng với lối viết phong phú. Trong cuốn hồi ký “On Writing” (tạm dịch: Về viết lách), ông đã tiết lộ cách tiếp cận độc đáo của mình. Đặc biệt, quy tắc viết tối thiểu 1.000 từ mỗi ngày của ông là cách tham khảo hay cho các nhà văn mới vào nghề.
Trên thực tế, King gần như đã từ bỏ “On Writing”. Trong lúc gặp bế tắc, ông đã đi dạo gần ngôi nhà ở vùng nông thôn ở Maine của mình để giải tỏa đầu óc. Lúc ấy, một người lái xe bị phân tâm bởi chú chó của mình nên đã tông thẳng vào Stephen King làm cho tiểu thuyết gia bay xuống một con mương. Hậu quả của vụ tai nạn là ông bị xẹp phổi, gãy xương chân nghiêm trọng đến mức suýt phải cắt cụt và gãy xương hông.
Sau đó, dù trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, King vẫn tiếp tục viết cuốn sách và trải nghiệm mới này đã trở thành một phần không thể thiếu. Ngoài ra, khi từ bệnh viện trở về nhà, King đã có thể nhìn thấy xưởng vẽ của mình như thể ông đã chết trong vụ tai nạn. Hình ảnh đó đã mang lại nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của ông: “Lisey’s Story” (tạm dịch: Hành trình của Lisey).
6/ Joseph Conrad
Là một người Ba Lan trưởng thành ở Pháp và lập nghiệp ở Anh, Conrad đã nhiều lần thử thách số phận. Sau bốn năm lênh đênh trên các tàu Pháp, Conrad gia nhập Thủy quân lục chiến Anh để tránh các vấn đề với Lãnh sự Đế quốc Nga (cha của Conrad đã bị lưu đày vì các hoạt động bất đồng chính kiến). Trong những năm sau đó, công việc này đã giúp ông có thể đi khắp thế giới nhiều lần trước khi việc đi lại như vậy trở nên phổ biến. Trên mỗi chuyến đi như vậy, đầy rẫy nguy hiểm rình rập: Tàu của ông bị cháy ở Đông Nam Á (sự kiện này đã truyền cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết “Youth” của ông), và ông phải chịu đựng những vấn đề sức khỏe trong những ngày đi ngược dòng Congo ở Châu Phi (trong cuốn sách “Giữa lòng tăm tối”).
Nhưng ông không bao giờ bỏ lỡ một cuộc phiêu lưu nào. Ở tuổi 20, Conrad đã tự bắn vào ngực mình bằng một khẩu súng lục ổ quay sau một đêm thua tại một sòng bạc ở Marseilles. Mặc dù thường lấy các sự kiện làm bối cảnh trong những cuốn sách của mình, nhưng sự kiện này gần như biến mất và không được đề cập trong bất kỳ tác phẩm nào.
7/ Hunter S. Thompson
Sau khi đưa tin về Hội nghị Dân chủ năm 1972 ở Miami, Thompson quyết định ngâm mình ở Đại Tây Dương trước khi về khách sạn nghỉ qua đêm. Khi ông đang ở dưới nước, một cơn bão nhiệt đới xuất hiện và thủy triều dâng kéo ông ra biển bất chấp ông có vùng vẫy thế nào đi nữa. Thompson đã bơi suốt đêm và 9 giờ sáng hôm sau, ông mới vào được đến bờ.
Trải nghiệm này đã xuất hiện trong “Rude Notes from a Decompression Chamber in Miami” (tạm dịch: Những ghi chú thô lỗ từ khoang giảm áp ở Miami) được in lại trong tuyển tập “The Great Shark Hunt” (tạm dịch: Cuộc săn cá mập vĩ đại). Trong đó, Thompson kể về chuyến lặn biển đầy bất trắc, nhân vật của anh gặp tai nạn ở độ sâu 300 feet rồi được đưa vào khoang giảm áp để hồi phục:
“When he finally regained his wits it was impossible to speak with him, except by means of a cracked loudspeaker tube & brief handwritten notes held up to the window. A television set was introduced to the chamber at his insistence and by extremely complicated maneuvering, he was able to watch the Watergate hearings … but due to the dangerous differences in pressurization he was unable to communicate anything but garbled notes on his impressions to Duke, his long-time friend and associate who flew to Miami immediately, at his own expense.”
Tạm dịch:
“Cuối cùng, anh cũng tỉnh lại nhưng không thể nói chuyện, ngoại trừ qua một ống loa bị nứt và những dòng chữ viết tay ngắn gọn treo trên cửa sổ. Một chiếc tivi được đưa vào phòng theo sự nài nỉ của anh và bằng cách điều khiển cực kỳ phức tạp, anh có thể theo dõi các phiên điều trần Watergate… nhưng do sự chênh lệch áp suất, anh không thể truyền đạt bất cứ điều gì ngoài những ghi chú cụt ngủn về ấn tượng của mình với Duke, người bạn lâu năm và cộng sự của anh đã dùng tiền của anh để bay đến Miami ngay lập tức.”
8/ Samuel Beckett
Nhà viết kịch và tiểu thuyết gia người Ireland từng đoạt giải Nobel là một nhà văn nước ngoài khác ở Paris trong những năm trước chiến tranh, là bạn tâm giao của James Joyce và từng chở Andre the Giant đến trường. Mặc dù đã tham gia vào cuộc kháng chiến của Pháp chống lại Đức Quốc xã, Beckett suýt chết nhiều năm trước đó khi bị đâm trên đường khi trở về nhà vào một đêm đi chơi cùng bạn bè.
Sự kiện này dường như là vô cớ và vô nghĩa. Hung thủ là một tên ma cô khét tiếng có tên là Prudent. Khi nhớ lại, Beckett chỉ nhớ hắn đã trả lời lý do cho hành động của mình rằng: “Tôi xin lỗi thưa ngài. Tôi không biết."
Tuy ông đã hồi phục nhanh chóng nhưng sự kiện này đã mang đến cho ông một kết quả viên mãn. Trong thời gian ở bệnh viện, ông đã được Suzanne Deschevaux-Dumesnil đến thăm, một người quen hơn ông 5 tuổi mà trước đây ông chỉ gặp một thời gian ngắn. Hai người dành phần đời còn lại bên nhau, chết cách nhau 5 tháng và được chôn cất cùng nhau tại Cimitière de Montparnasse.
- Trạm Đọc
- Bài viết gốc: The Airship