Tôi gọi đây là danh sách những cuốn sách “siêu trí tuệ tinh cầu”. Tại sao lại là “tinh cầu”? Vì nó có hàm ý rằng tất cả những kiến thức đã từng tồn tại trong lịch sử loài người đều được nén chặt trong 50 cuốn sách này. Tại sao lại là “siêu”? Vì những cuốn sách này chắc chắn sẽ không dạy bạn cơ học lượng tử hoặc các phép tính - điều đó quá cụ thể - nhưng nó sẽ cho bạn biết lý do tại sao những công cụ đó lại cần thiết, bằng cách nào và vào lúc nào chúng đã đóng góp để đưa chúng ta đến vị trí như n
Một vài tuần trước, tôi đã đăng một ghi chú trên trang LinkedIn cá nhân với nội dung về những cuốn sách có thể đặt nền móng cho sự hiểu biết về mọi thứ cần biết trong vũ trụ này. Về cơ bản, tôi muốn hiểu tại sao loài người lại đang như hiện tại và bằng cách nào các hệ thống xã hội, chính trị và sinh học của chúng ta phát triển thành như ngày nay.
Phản hồi cho bài viết đó tốt đến nỗi tôi đã mất hơn một tháng để hoàn thành bài đăng này, lựa ra 50 cái tên tốt nhất trong số hơn 100 đầu sách ở bài viết gốc.
Danh sách đầy đủ có tại tài liệu google ở đây.
Tôi gọi đây là danh sách những cuốn sách “siêu trí tuệ tinh cầu”. Tại sao lại là “tinh cầu”? Vì nó có hàm ý rằng tất cả những kiến thức đã từng tồn tại trong lịch sử loài người đều được nén chặt trong 50 cuốn sách này. Tại sao lại là “siêu”? Vì những cuốn sách này chắc chắn sẽ không dạy bạn cơ học lượng tử hoặc các phép tính - điều đó quá cụ thể - nhưng nó sẽ cho bạn biết lý do tại sao những công cụ đó lại cần thiết, bằng cách nào và vào lúc nào chúng đã đóng góp để đưa chúng ta đến vị trí như ngày hôm nay.
Thách thức tiếp theo là làm thế nào để sắp xếp danh sách một cách hợp lý. Chắc chắn, tôi có thể dựa vào các danh mục như lịch sử, khoa học, tâm lý học & ảnh hưởng, kinh tế học, v.v…nhưng tôi thấy nếu vậy thì quá công thức. Khi nghĩ về cách xây dựng danh sách “trí tuệ” này, tôi thấy có cảm hứng bởi ý tưởng về Người Vitruvius của Leonardo Da Vinci, người tin rằng “cơ chế hoạt động của cơ thể con người cũng tương tự như cơ chế hoạt động của vũ trụ”. Câu nói chất đấy Leo, nhưng ít nhất cũng nên vẽ cho anh ta cái quần lót chứ.
Vì vậy, tôi đã chia danh sách thành năm phần:
Trung (Core): tương tự như khi tập gym, phần này là phần cơ quan trọng nhất và cũng là điểm khởi đầu lý tưởng (core: phần cơ bụng, lưng dưới và mông trên). Mọi thứ khác được xây dựng từ đây. Những cuốn sách này bao gồm các nguyên tắc về cách thế giới này hoạt động ở cấp độ nguyên tố. Phần cốt lõi yếu sẽ khiến ta không thể tiếp cận phần còn lại của kiến thức được.
Trí (Mind): phần này sẽ bao gồm cách trở thành một nhà chiến lược giỏi hơn, phát triển tầm nhìn xa, sự kiên nhẫn và thói quen trí tuệ tốt hơn. Cùng với phần cốt lõi, hai yếu tố này tạo thành nền tảng cơ bản cho sự phát triển hơn nữa, theo thiển ý của tôi.
Thân (Torso): phần trên cơ thể - vốn đẹp hơn và dễ thấy hơn, và do đó, thường là mục tiêu hàng đầu của những người tập luyện để thể hiện cái tôi. Do đó, những cuốn sách thuộc mục này phục vụ cho các vấn đề về sức hút, ảnh hưởng và quyền lực.
Chân (Legs): phần thường bị bỏ qua nhất khi tập gym. Skip the legs day! Nếu phần này không vững, phạm vi tiếp cận tri thức của bạn sẽ luôn bị giới hạn. Phần này bao gồm kinh nghiệm hoạt động, cách xây dựng dự án, thất bại và kỷ luật.
Hồn (Soul): cuối cùng, thật khó để theo đuổi quá trình luyện tập nếu không có một câu chuyện đầy cảm hứng hoặc niềm đam mê cá nhân thôi thúc bạn thôi lười nhác để đến phòng tập thể dục. Tương tự, phần này tập trung vào việc nuôi dưỡng tâm hồn bằng những câu chuyện về cuộc đấu tranh và chiến thắng trước những nghịch cảnh, những câu chuyện về sự trưởng thành thông qua những thất bại có ý nghĩa sâu sắc và những câu chuyện về sự chuộc tội.
Việc sắp xếp như trên hoàn toàn là do cảm quan cá nhân. Tôi thích tập trung nhiều hơn vào các phần cơ bản: Trung và Trí, rồi sau đó mới dần dần đến phần còn lại. Nhưng xin nói lại một lần nữa, thứ tự dưới đây hoàn toàn là theo góc nhìn chủ quan của tôi, bạn có thể đọc theo thứ tự tùy thích.
(T/N: Ở bài gốc tác giả chỉ nêu tên đầu sách, mọi thông tin, đánh giá thêm là do dịch giả tổng hợp và bổ sung. Những cuốn nào đã xuất bản tại Việt Nam thì mình sẽ ghi kèm phía dưới tên tiếng Việt trong ngoặc đơn)
Sapiens: A Brief History of Humankind (2014)
(Sapiens: Lược sử loài người)
+ Được viết chỉn chu, mạch lạc, ngôn từ thân thiện, đặc biệt nội dung được phát triển rất tốt.
Cuốn sách được phát hành tại Việt Nam với 3 ấn bản gồm: sách chữ Sapiens: Lược sử loài người và sách tranh Sapiens: Lược sử loài người 1 và 2 do Omega Plus phát hành.
Điểm Goodreads 4.39/5
The Ascent of Money: A Financial History of the World (2017)
(Đồng tiền lên ngôi: Lịch sử tài chính thế giới)
-
Miêu tả về hành trình hình thành và phát triển của tiền, cũng như sự tiến triển và ảnh hưởng của nó với xã hội loài người.
-
Một số ý kiến cho rằng yếu tố lịch sử được giới thiệu chưa đủ sâu, trong khi cuốn sách quá tập trung vào “phe chiến thắng” – tức chủ nghĩa tư bản.
Điểm Goodreads 3.89/5
Meditations (161-180 TCN)
(Suy tưởng)
-
Một tập hợp những chắp bút của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, ghi lại những ghi chú cá nhân của ông cho bản thân và những ý tưởng về triết học Khắc kỷ. Một trong những cuốn sách nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế giới.
-
Cũng có một số triết gia và học giả đánh giá cuốn sách có lối viết đơn điệu, lặp lại, nhưng nội dung lại thiếu nhất quán.
Điểm Goodreads 4.22/5
A Short History of Nearly Everything (2003)
(Lược sử vạn vật)
-
Cuốn sách lớn nhất của một tác giả cực kỳ được yêu thích, Bill Bryson. Cuốn sách giải thích một số lĩnh vực khoa học, sử dụng một thứ ngôn ngữ dễ tiếp cận, hấp dẫn công chúng hơn hẳn so với nhiều cuốn sách khác cùng chủ đề.
Điểm Goodreads 4.18/5
Toxic Inequality: How America's Wealth Gap Destroys Mobility, Deepens the Racial Divide, and Threatens Our Future (2017)
The Commanding Heights : The Battle for the World Economy (1998)
(Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới)
Điểm Goodreasd 3.90/5
Why Nations Fail: The Origins of Power, Prosperity, and Poverty (2012)
(Tại sao các quốc gia thất bại)
-
Trong sách, các tác giả cho rằng các thể chế chính trị và kinh tế là lý do chính dẫn đến sự khác biệt trong sự phát triển kinh tế và xã hội của các quốc gia khác nhau, và các yếu tố khác (địa lý, khí hậu, di truyền, văn hóa, tôn giáo, giới tinh hoa kém cỏi) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Dù dành nhiều nội dung để phân tích lịch sử, cuốn sách khá dễ đọc với nhiều câu truyện thú vị về các đất nước khác nhau.
-
Về tổng thể, có ý kiến cho rằng các phân tích của tác giả quá mơ hồ và đơn giản, xem nhẹ các yếu tố ngoài kinh tế và chính trị, đồng thời ít khi lý giải các thuật ngữ quan trọng.
Điểm Goodreads 4.06/5
The Selfish Gene (1976)
(Gen vị kỷ)
-
Cuốn sách lý giải tiến hóa dưới góc độ gen. Được một số người đánh giá là một trong những cuốn sách khoa học có ảnh hưởng nhất mọi thời, sánh ngang với Nguồn gốc các loài của Darwin và Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên của Newton.
-
Tuy nhiên cuốn sách cũng gặp nhiều chỉ trích, một số điển hình là về việc cuốn sách đã quy giản hóa cuộc sống quá mức, về cách dùng từ, lập luận cốt lõi, và suy xét đạo đức của nội dung cuốn sách.
Điểm goodreads 4.14/5
The Wealth of Nations, Book 5: An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (1776)
Kiệt tác của Adam Smith, người được coi là là cha đẻ của kinh tế học hiện đại. Cuốn sách này phác họa bốn giai đoạn chính của sự phát triển cơ cấu xã hội: thời kỳ săn bắn hái lượm nguyên thủy, thời kỳ nông nghiệp du mục, thời kỳ canh tác phong kiến, và thời kỳ thương mại phụ thuộc lẫn nhau.
-
Độc giả thời nay có lẽ sẽ thấy khó mà hiểu được nội dung: ngôn từ hoa mỹ, thuật ngữ quá cũ, có nhiều đoạn lạc đề hàng chục trang, và rất nhiều ví dụ không còn đúng với ngày nay.
Điểm Goodreads 4.31/5
The Silk Roads: A New History of the World - Illustrated Edition (2015)
(Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới)
-
Một phương pháp tiếp cận nghiên cứu mới mẻ, trong đó tác giả cho rằng đế chế Ba Tư, chứ không phải La Mã, mới là khởi nguồn cho sự trỗi dậy của văn minh phương Tây. Được đánh giá là có lối dẫn truyện cởi mở và hấp dẫn.
Điểm Goodreads 4.11/5
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow (2015)
(Homo Deus: Lược sử tương lai)
-
Cuốn sách mô tả những khả năng và thành tựu hiện tại của nhân loại và một hình ảnh phác họa về tương lai. Nhiều vấn đề triết học được thảo luận, ví dụ như chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa cá nhân, siêu nhân học và luân lý.
-
Dù không được đánh giá cao như cuốn Sapiens, nhưng nhìn chung cuốn sách nhận được nhiều nhận xét tích cực.
Điểm Goodreasd 4.21/5
Guns, Germs, and Steel: The Fates of Human Societies (1997)
(Súng, vi trùng và thép)
-
Cuốn sách đưa ra lý giải về lý do tại sao các nền văn minh Á-Âu và Bắc Phi có thể tồn tại và chinh phục các nền văn minh khác.
-
Dù có nhiều chỉ trích về cách tác giả diễn giải nhân học, nhìn chung đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ, một cuốn sách đáng đọc.
Điểm Goodreads 4.03/5
The Arabs: A History (2009)
-
Thông qua cuốn sách, tác giả - một nhà sử học lỗi lạc – đưa người đọc vào một đoạn lịch sử của thế giới Ả Rập dài 5 thế kỷ, từ các cuộc chinh phục của đế chế Ottoman tới các thời kỳ thuộc địa của Anh và Pháp, và cho đến thời đại Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới.
Điểm Goodreads 4.33/5
Principles: Life and Work (2017)
-
Cuốn sách cung cấp hàng trăm bài học thực tế, các nguyên tắc được phát triển bởi tác giả - một nhà quản lý quỹ đầu cơ. Ông đưa ra những cách hiệu quả nhất để các cá nhân và tổ chức đưa ra quyết định, tiếp cận thách thức và xây dựng đội ngũ vững mạnh. Những phương pháp này cũng có thể áp dụng cho cá nhân.
Điểm Goodreads 4.07/5
Poor Charlie's Almanack: The Wit and Wisdom of Charles T. Munger (2006)
Điểm Goodreads 4.38/5
This Brave New World: India, China, and the United States (2016)
-
Anja Manuel hộ tống độc giả theo những chuyến thăm thân mật của những người lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ, giúp độc giả hiểu thêm về các hành lang quyền lực ở Delhi và Bắc Kinh, cũng cách mà những quốc gia này đang nỗ lực để vượt qua những thách thức to lớn.
Điểm Goodreads 3.99/5
Energy and Civilization: A History (2017)
Điểm Goodreads 4.12/5
The Origins of Political Order: From Prehuman Times to the French Revolution (2011)
(Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp)
-
Là tập 1 trong bộ gồm hai cuốn, cuốn sách cung cấp một góc nhìn sâu rộng về cách các thể chế chính trị cơ bản ngày nay hình thành và phát triển. Được đánh giá là một một tác phẩm tuyệt vời, gợi suy, cung cấp những hiểu biết mới mẻ về nguồn gốc của các xã hội dân chủ và đặt ra những câu hỏi thiết yếu về bản chất của chính trị và những bất mãn bên trong chúng.
Điểm Goodreads 4.17/5
Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the Globalization of Democracy (2014)
(Trật tự chính trị và Suy tàn chính trị - từ Cách mạng Công nghiệp tới Toàn cầu hóa)
-
Tập 2 này nối gót câu chuyện dang dở của Tập 1, kể tường tận cách thức nhà nước, pháp luật, và dân chủ hình thành phát triển trong vòng hai thế kỷ qua; chúng tương tác với nhau và với các chiều kích phát triển kinh tế-xã hội như thế nào, và cuối cùng, chúng đã bộc lộ những dấu hiệu suy tàn tại Mỹ và các nền dân chủ phát triển khác ra sao.
Điểm Goodreads 4.35/5
Biocentrism: How Life and Consciousness are the Keys to Understanding the True Nature of the Universe (2009)
-
Dựa trên thuyết sinh tâm, cuốn sách cho rằng chính tâm mới là thứ tạo nên thế giới vật chất chứ không phải ngược lại. Thuyết sinh tâm xóa tan mọi quan niệm của người đọc về cuộc sống, thời gian và không gian, và thậm chí về cái chết. Đồng thời, nó giải phóng chúng ta khỏi thế giới mà quan điểm rằng cuộc sống chỉ đơn thuần là hoạt động của carbon và một vài yếu tố khác.
Điểm Goodreads 3.94/5
Barking Up the Wrong Tree: The Surprising Science Behind Why Everything You Know About Success Is (Mostly) Wrong (2017)
(Chó sủa nhầm cây)
Điểm Goodreads 4.07/5
What To Do When Machines Do Everything: How to Get Ahead in a World of AI, Algorithms, Bots, and Big Data (2017)
-
Công nghệ kỹ thuật số đã và đang biến đổi mọi khía cạnh cuộc sống của con người. Bằng những minh họa chi tiết lấy từ các tình huống trong thế giới thực, cuốn sách bày ra một hướng dẫn rõ ràng về chiến lược và các bước hành động để giúp các cá nhân và tổ chức tiến lên phía trước trong một thế giới nơi các công nghệ mới đang phát triển theo cấp số nhân đang thay đổi cách tạo ra giá trị.
Điểm Goodreads 3.61/5
Thank You for Being Late: An Optimist's Guide to Thriving in the Age of Accelerations (2016)
(Cảm ơn vì đến trễ)
-
Một tác phẩm về lịch sử đương đại, đóng vai trò như một hướng dẫn thực hành cho việc suy nghĩ về kỷ nguyên của những sự tăng tốc trong công nghệ, toàn cầu hóa, cũng như biến đổi khí hậu.
Điểm Goodreads 3.90/5
Crossing the Chasm: Marketing and Selling High-Tech Products to Mainstream Customers (2006)
(Chiến lược marketing cho thị trường công nghệ)
Điểm Goodreads 3.99/5
The Innovator's Dilemma: When New Technologies Cause Great Firms to Fail (1997)
(Thế lưỡng nan của nhà cải tiến)
Điểm Goodreads 4.02/5
Spent: Sex, Evolution, and Consumer Behavior (2009)
-
Vận dụng tâm lý học tiến hóa để khám phá bản năng tiềm ẩn đằng sau việc làm việc, mua sắm và chi tiêu của chúng ta, đây là một cuốn sách táo bạo và mang tính khai mở, làm sáng tỏ logic vô hình đằng sau sự hỗn loạn của chủ nghĩa tiêu dùng và gợi ý những cách mới để chúng ta có thể trở thành những người tiêu dùng hạnh phúc hơn và những công dân có trách nhiệm hơn.
Điểm Goodreads 3.85/5
Antifragile: Things That Gain from Disorder (Series Incerto) (2012)
-
Cuốn sách đề cập đến rất nhiều khía cạnh và lĩnh vực: sự đổi mới, sức khỏe, sinh học, y học, quyết định cuộc sống, chính trị, chính sách đối ngoại, quy hoạch đô thị, chiến tranh, tài chính cá nhân và hệ thống kinh tế; đồng thời đưa ra một lý giải cho việc tại sao hệ thống có thể hưởng lợi từ sự rối loạn.
Điểm Goodreads 4.06/5
The Black Swan: Second Edition: The Impact of the Highly Improbable (Series Incerto) (2007)
(Thiên nga đen: Xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn)
Điểm Goodreads 3.94/5
Only the Paranoid Survive: How to Exploit the Crisis Points That Challenge Every Company (1988)
Điểm Goodreads 3.94/5
The Tipping Point: How Little Things Can Make a Big Difference (2000)
(Điểm bùng phát)
-
Cuốn sách tìm cách giải thích và mô tả những thay đổi xã hội học "bí ẩn" đánh dấu cuộc sống hàng ngày, đồng thời khám phá và khai mở cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về hiện tượng “điểm bùng phát” – một khoảnh khắc kỳ ảo, khi một ý tưởng, một xu thế, hay một hành vi xã hội vượt qua ngưỡng nhất định – bùng phát và lan ra như ngọn lửa hoang dã.
Điểm Goodreads 3.98/5
Thinking, Fast and Slow (2011)
(Tư duy nhanh và chậm)
-
Một kiệt tác trong việc phân tích tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy, các mà chúng ta đánh giá và ra quyết định. Một cuốn sách đẳng cấp và tầm cỡ Nobel, có tính hàn lâm cao nhưng vô cùng bổ ích, đặc biệt được viết tương đối dễ hiểu và vui nhộn.
Điểm goodreads 4.16/5
Letters from a Stoic (The Epistles of Seneca) (65)
(Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức)
-
Tác phẩm là bộ sưu tập 124 bức thư mà Seneca – một trong ba trụ cột của Chủ nghĩa Khắc kỷ - viết vào lúc cuối đời. Giọng văn gần gũi, thân thiện, được Seneca viết với chủ đích nhắn gửi tới hậu thế câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào một cá nhân có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp”.
Điểm Goodreads 4.35/5
Factfulness: Ten Reasons We're Wrong About the World - and Why Things Are Better Than You Think (2018)
(Factfulness - Sự Thật Về Thế Giới: Mười Lý Do Khiến Ta Hiểu Sai Về Thế Giới - Và Vì Sao Thế Gian Này Tốt Hơn Ta Tưởng)
-
Cuốn sách đề cập đến một tình trạng: đại đa số chúng ta đều có nhận thức sai lầm về các xu hướng toàn cầu, ví dụ như đói nghèo, gia tăng dân số, số bé gái được đến trường…Các tác giả đưa ra một lời giải thích mới và tường tận về lý do tại sao điều này xảy ra. Hóa ra thế giới, dù với tất cả những điểm không hoàn hảo như nó đang có, đang ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ.
Điểm Goodreads 4.33/5
The Arthashastra (300 BC)
-
Artha-shastra là một luận thuyết cổ của Ấn Độ về chính phủ, chính sách kinh tế và chiến lược quân sự. Cuốn sách có phạm vi rất rộng, đề cập đến bản chất của chính phủ, luật pháp, hệ thống tòa án dân sự và hình sự, đạo đức, kinh tế, thị trường và thương mại, các phương pháp sàng lọc các bộ trưởng, ngoại giao, lý thuyết về chiến tranh, bản chất của hòa bình cũng như nhiệm vụ và nghĩa vụ của một vị vua. Nó cũng đưa ra các lập luận về cách để quản lý một nền kinh tế vững chắc và hiệu quả trong một chế độ chuyên quyền.
Điểm Goodreads 4.14/5
Scarcity: Why Having Too Little Means So Much (2013)
-
Trong tác phẩm, các tác giả thảo luận về vai trò của khan hiếm trong việc tạo ra, duy trì và xóa đói giảm nghèo. Cuốn sách cũng đưa ra một cách nhìn mới để hiểu tại sao người nghèo vẫn nghèo và người bận rộn luôn bận rộn, và tiết lộ sự khan hiếm dẫn chúng ta đi lạc như thế nào. Cuốn sách cũng đề xuất một số ý tưởng về cách các cá nhân và nhóm người có thể giải quyết tình trạng khan hiếm để đạt được thành công và sự hài lòng.
Điểm Goodreads 3.94/5
From Third World to First: The Singapore Story - 1965-2000 (2000)
(Hồi Ký Lý Quang Diệu II: Từ Thế Giới Thứ Ba Vươn Lên Thứ Nhất)
-
Cuốn sách thuật lại sự chuyển đổi của Singapore để trở mình từ đất nước nghèo khổ thành một “Con rồng châu Á”. Cuốn sách được Lý Quang Diệu viết dựa trên những ghi chú tỉ mỉ của ông, cũng như các giấy tờ của chính phủ chưa được công bố, và những hồ sơ chính thức của chính phủ trước đây. Ông nêu ra những nỗ lực phi thường để duy trì sự tồn tại của đảo quốc nhỏ bé ở Đôn Nam Á. Ông cũng viết một cách thẳng thắn về cách tiếp cận sắc bén của mình để loại bỏ đối thủ chính trị và những người có quan điểm không chính thống về nhân quyền, dân chủ, nhằm "luôn đúng khuôn mẫu, không chỉ về mặt chính trị".
Điểm Goodreads 4.43/5
Writing My Wrongs: Life, Death, and Redemption in an American Prison (2013)
-
Cuốn sách được viết bởi Shaka Senghor, người từng phải vào tù năm 1991 vì tội giết người cấp độ hai. Ngày nay, anh là giảng viên tại các trường đại học, một tiếng nói hàng đầu về cải cách tư pháp hình sự. Tác phẩm là một bức chân dung được tô vẽ một cách khéo léo và kịch tính về những cuộc đời bị che phủ bởi bóng tối của sự nghèo đói, bạo lực và sợ hãi; một câu chuyện khó quên về sự cứu chuộc, nhắc nhở chúng ta rằng những việc tồi tệ nhất mà ta đã làm không định nghĩa nên bản thân ta; và là nhân chứng thuyết phục cho sự cần thiết trong việc tái tư duy cách tiếp cận đối với tội phạm, nhà tù và những người bị gửi đến đó.
Điểm Goodreads 4.23/5
My Years With General Motors (1964)
(Những năm tháng của tôi ở General Motors)
-
Đây là cuốn tự truyện của Alfred P. Sloan – CEO và chủ tịch hội đồng quản trị của General Motors từ những năm 1920 đến những năm 1950. Trong tác phẩm, Sloan, bằng giọng văn vô cùng chân thực, trình bày các suy nghĩ của mình, nhấn mạnh về việc quản trị, cách tổ chức và dẫn dắt một doanh nghiệp lớn, cũng như cách ông biến suy nghĩ của mình thành hành động ra sao. Bên cạnh đó, đây còn là một cuốn sách về lịch sử kinh tế của một trong những giai đoạn biến động nhất lịch sử, với cuộc Đại suy thoái, Chiên tranh thế giới thứ II,... Hơn hết, độc giả sẽ biết được General Motors đã vượt qua mọi trở ngại to lớn đó để vươn lên dẫn đầu như thế nào.
Điểm Goodreads 3.92/5
Supernormal: The Untold Story of Adversity and Resilience (2017)
-
Dựa trên kinh nghiệm lâm sàng của cô với những người sống sót sau chấn thương thời thơ ấu, tác giả ghi lại tài liệu về những người bình thường đã trở nên phi thường nhờ trải nghiệm chấn thương vốn phổ biến: dù đó là mất cha mẹ hay ly hôn; bắt nạt; có bố/mẹ nghiện rượu hoặc lạm dụng ma túy; gia đình có người mắc bệnh tâm thần; bị bỏ bê; bị lạm dụng tình cảm, thể chất hoặc tình dục; có cha mẹ trong tù; hoặc lớn lên trong môi trường bạo lực gia đình.
Điểm Goodreads 4.34/5
When Breath Becomes Air (2016)
(Khi hơi thở hỏa thinh không)
-
Tác phẩm là tự truyện của một bác sĩ bị mắc bệnh ung thư phổi. Trong cuốn sách này, tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm từ khi mới bắt đầu học ngành y, tiếp xúc với bệnh nhân cho tới khi phát hiện ra mình bị ung thư và phải điều trị lâu dài. Vốn là người rất yêu thích văn chương, tác giả đã kể lại câu chuyện của mình theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc.
Điểm Goodreads 4.36/5
The Emperor of All Maladies: A Biography of Cancer (2010)
(Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh)
-
Cuốn sách là biên niên sử về một căn bệnh cổ xưa, một nỗ lực để giúp người đọc hiểu rõ các đặc tính của ung thư, cũng như đập tan các huyền thoại bí ẩn về nó. Cuốn sách là một tác phẩm văn học ly kỳ với căn bệnh ung thư là nhân vật chính, đồng thời thuật lại câu chuyện về sự khéo léo, khả năng phục hồi và sự kiên trì của con người.
Điểm Goodreads 4.27/5
The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined (2010)
-
Tin hay không thì tùy, có thể nói ngày nay chúng ta đang sống trong khoảnh khắc yên bình nhất trong lịch sử tồn tại của loài người. Tác giả cho thấy rằng, bất chấp những tin tức liên tục về chiến tranh, tội phạm và khủng bố, bạo lực đã thực sự suy giảm trong một thời gian dài của lịch sử. Đây là một cuốn sách đầy tham vọng trong hành trình tiếp tục khám phá bản chất con người, pha trộn giữa tâm lý và lịch sử để cung cấp một bức tranh đáng chú ý về một thế giới ngày càng được khai sáng.
-
Dù có vô số trỉ chích và phản đối về lập luận, đây vẫn là một cuốn sách tốt trong việc cung cấp thông tin và gợi suy. Được đánh giá là 1 trong 2 cuốn sách hay nhất của Steven Pinker.
Điểm Goodreads 4.12/5
Man's Search for Meaning (1946)
(Đi tìm lẽ sống)
-
Cuốn sách ghi lại những trải nghiệm của Victor Frankl trong trại tập trung Auschwitz. Tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại. Đây là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Điểm Goodreads 4.35/5
Black Fortunes: The Story of the First Six African Americans Who Escaped Slavery and Became Millionaires (2018)
-
Cuốn sách nói về 6 người da màu khác nhau, sinh ra trong chế độ nô lệ và sau này đã trở thành những "gã khổng lồ" trong ngành công nghiệp Mỹ. Một chi tiết rất đặc biệt đó là, cuộc hành trình đi tới thành công của họ chính là "sự thêm thắt" vào những ghi chép lịch sử. Hơn nữa, cuốn sách còn mang đến cho người đọc những lời khuyên "vượt thời gian" về tầm quan trọng của sự khéo léo, can đảm cũng như tinh thần khởi nghiệp.
Điểm Goodreads 3.43/5
Enlightenment Now: The Case for Reason, Science, Humanism, and Progress (2018)
(Khai sáng thời hiện đại: Bàn về lý trí, khoa học, chủ nghĩa nhân văn và tiến bộ)
-
Với chiều sâu trí tuệ và sự tinh tế trong văn học, cùng niềm ái mộ với sự logic, lí lẽ, khoa học và chủ nghĩa nhân văn, tác giả tỉ mỉ đưa người đọc vào chuyến hành trình khám phá từng cách đo lường về sự tiến bộ. Ông cũng đào sâu vào nguồn dữ liệu và lôi ra từ đó những dấu hiệu không ngờ trước được của sự tiến bộ, đồng thời đưa ra lý giải về sự mất kết nối giữa tiến bộ thực sự và sự nhận thức về tiến bộ: Mọi người trên toàn thế giới đang sống lâu hơn, khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn, vậy tại sao chúng ta vẫn nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đang ngày càng tồi tệ hơn?
-
Dù có nhiều quan điểm bị trỉ trích là “ngây thơ”, đây vẫn được đánh giá là 1 trong 2 cuốn sách hay nhất của Steven Pinker.
Điểm Goodreads 4.22/5
Influence: The Psychology of Persuasion (Collins Business Essentials) (1984)
-
Đây là một cuốn sách kinh điển về thuyết phục, giải thích trên khía cạnh tâm lý cho việc tại sao mọi người nói "có" — và cách áp dụng những kiến thức này. Tác phẩm là kết quả của 35 năm nghiên cứu nghiêm túc, dựa trên bằng chứng thực nghiệm cùng với chương trình 3 năm nghiên cứu về những yếu tố thúc đẩy mọi người thay đổi hành vi của một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực sức ảnh hưởng và thuyết phục.
Điểm Goodreads 4.18/5
Social Intelligence: The New Science of Human Relationships (2006)
(Trí Tuệ Xã Hội - Môn Khoa Học Mới Về Mối Quan Hệ Của Con Người)
-
Cuốn sách đưa ra một hướng tiếp cận với tâm lý của hai hay nhiều cá nhân trong hoạt động giao tiếp, từng bước đưa người đọc khám phá sự liên quan giữa các mối quan hệ và hoạt động tâm sinh lý ở con người. Những vấn đề về hấp dẫn giới, hôn nhân, vai trò làm cha/mẹ, hay các hành vi có dấu hiệu tâm thần được mổ xẻ dưới góc độ thần kinh học. Cuốn sách đã chứng minh rằng, các mối quan hệ không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kinh nghiệm sống mà còn có ảnh hưởng to lớn đến cơ thể sinh học của con người.
Điểm goodreads 3.99/5
Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media (1988)
-
Một tác phẩm đột phá tiết lộ cách thức giới thượng lưu (Mỹ) kiểm soát và làm lệch đi tin tức để khiến quần chúng tin rằng những gì họ đang nhận được là tốt nhất. Nó cũng cho thấy rằng, trái ngược với hình ảnh khách quan, tìm kiếm sự thật, đáng tin cậy, bảo vệ công lý mà các hãng truyền thông thường xây dựng, trên thực tế họ chỉ là con rối do những nhóm đặt quyền giật dây để bảo vệ quyền lợi cho những nhóm đó. Không chỉ truyền thông, mà môi trường học giới, chính sách giáo dục, thị trường kinh tế và xa hơn, là sách lược đối nội đối ngoại đều nằm trong sự kiểm soát thao túng của giới chóp bu này, đẩy quần chúng vào trong tình trạng không ngừng ngơ ngác, lo lắng khi những thông điệp tuyên truyền quá xa lạ với thực tế mà họ đang sống và trải nghiệm.
Điểm Goodreads 4.25/5
Skin in the Game: Hidden Asymmetries in Daily Life (Series Incerto) (2018)
(Da thịt trong cuộc chơi)
-
“Skin in the game” là một cụm từ phổ biến dùng để đề cập đến tình huống rằng những nhân sự cấp cao sử dụng tiền của chính họ để mua cổ phiếu trong công ty mà họ đang điều hành. Cuốn sách đưa ra luận điểm rằng, skin in the game là cần thiết cho sự công bằng, hiệu quả thương mại và quản lý rủi ro, cũng như để hiểu thế giới. Với giọng văn vừa dễ tiếp cận vừa mang tính biểu tượng, tác giả thách thức những niềm tin lâu đời về giá trị của những người khơi mào các cuộc can thiệp quân sự, đầu tư tài chính và tuyên truyền đức tin tôn giáo.
Điểm Goodreads 3.88/5
The Moral Animal: Why We Are, the Way We Are: The New Science of Evolutionary Psychology (1994)
Điểm Goodreads 4.07/5
Chuyển ngữ bởi Giao Bui (Gr QRVN ) | Theo Hemant Mohapatra - Medium